phụ danh, chỉ huy đội… đã phụ trách, đã lo liệu, là tấm gương cho anh em.
Quả thật tên họ anh đã vang lên trong một hoàn cảnh khác, gắn với danh
hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết. “Ở đất nước chúng ta khoảng cách từ
anh hùng đến tội phạm thật ngắn!” – Romanov nghĩ.
- Chuyện này chẳng ra làm sao cả, anh Mikhail Mikhailovich ạ, – viên dự
thẩm tỏ ra thông cảm, – nhưng làm thế nào được…
- Vâng, tôi hiểu, tôi làm việc ở Ủy ban an ninh không phải năm đầu tiên.
- Thôi được, anh hãy nhớ xem làm sao trong túi Balasov lại có năm
nghìn afghani (tiền Afghanistan)? Có chuyện như vậy, anh biết không? Tác
giả bức thư cũng biết.
Bao nhiêu người biết nhỉ – ba, bốn… chắc chỉ năm người là cùng. Mặc
dù anh không hề giấu. Anh nhận tiền ở đại sứ quán cho toàn đội, có biên
nhận hẳn hoi và đưa Balasov giữ. Họ chưa dùng đến, chẳng có lúc nào mà
tiều. Người ta tìm thấy chúng còn mới nguyên, cả một tập, trong bộ đồ bẩn,
đẫm máu của Balasov. Balasov quên bẵng. Sau trận đánh anh quẳng áo
quần và không nhớ đến món tiền. Dù đó là tiền xương máu, được cấp để chi
dùng, không phải đi ăn cắp hay ăn cướp mà có. Nhưng tiếng đồn lan khắp,
rằng đã phát hiện nhiều sấp tiền nhét đầy các túi bộ quân phục. Viên dự
thẩm ghi chép gì đó trong tập hồ sơ rồi hỏi:
- Mikhail Mikhailovich, anh bay từ Afghamstan về sân bay Vnucovo,
đúng không?
- Đúng?
Điều này anh nhớ rõ. Khi máy bay sắp hạ cánh, anh tỉnh lài, cơn đau
khủng khiếp đã dịu. Có lẽ nhờ mũi tiền của cô y tá khi đang bay. Đúng là
anh đang nằm như vua trên đi văng thì bị cáng lên máy bay, chỗ ngồi không
có nói gì đến nằm. Romanov ngạc nhiên người chật ních trong khoang máy
bay, mà toàn nhân viên uỷ ban an ninh. “Ở đâu ra lắm vậy? Họ làm gì khi
bốn chục chiến sĩ của anh và Xemenov tấn công hai trăm lính cận vệ của
Amin?” “Xem kìa Mi sa, thế mà anh bảo không có người để huy động đi