"Thật tận chức trách!" Giọng cô đầy vẻ mỉa mai: "Anh không phải là
người ở đây sao, lễ Trung Thu không chịu về nhà chơi mà xem náo nhiệt ở
liên hoan hội Trung Thu làm gì?"
Ngô Đạc đút tay vào túi quần, hơi mất tự nhiên, "Thiếu tôi thì đêm
liên hoan đó sẽ mất 1/2 sức quyến rũ."
"Tự kỉ."
"Em sợ biểu diễn trước mặt mọi người đúng không? Để tôi cho người
chỉnh độ sáng đèn mờ một chút, bảo đảm người ngồi ở hàng sau sẽ không
thấy rõ mặt mũi của em."
"Ai nói tôi sợ hả?" Không phải là diện cánh hóa bướm sao, năm cô
mười tuổi đã thử.
"Vậy thì tốt, chiều thứ ba sẽ diễn tập. Không gặp không về."
"Hơn 2000 năm trước, nhà triết học Hy Lạp Aristotle hệ thống lại các
nghiên cứu và suy luận của mình và sáng lập nên truyền thống logic, còn
gọi là dạng thức logic; sau này Frege cùng Russell lấy đó làm mệnh đề để
sáng lập ra logic toán học, hay còn được gọi là phép logic. Dạng thức logic
có bốn định luật cơ bản: luật thống nhất, luật không mâu thuẫn, luật bài trừ,
luật bổ sung cho nhau. Còn logic biện chứng cũng có bốn quy luật cơ bản:
luật không thống nhất, luật mâu thuẫn, luật bao nhận, luật không bổ sung.
Qua đó có thể thấy dạng thức logic dùng để phân tích cùng nhận định một
việc thực còn logic biện chứng dùng để dự đoán tương lai. Nói một ví dụ
đơn giản, về luật đồng nhất trong dạng thức logic: người tốt chính là người
tốt, kẻ xấu chính là kẻ xấu; luật không mâu thuẫn: là người tốt thì không
phải là kẻ xấu, là kẻ xấu thì không phải là người tốt; luật bài trừ: không có
ai không tốt hoặc không xấu; luật bổ sung: người tốt luôn có lý do để trở
thành người tốt, kẻ xấu luôn có lý do để trở thành kẻ xấu." Giáo sư vừa