CÁC NHÀ XUẤT BẢN CHÚ Ý
Các nhà xuất bản đang giữa giai đoạn hai năm xuống dốc trong
mua bán và số sách bị ào ạt trả về, bắt đầu nhận thấy
Amazon.com đang trở nên khách hàng lớn nhất của họ, và có thể là
giải pháp cho tình trạng đình đốn. Lúc đó, khoảng 38% tất cả số
sách các nhà xuất bản chuyển đi cuối cùng bị gởi trả vì không bán
được – so với chưa tới 4% số bị trả về từ Amazon.com. Amazon.com
tạo tiếng vang lớn năm 1997 tại Hội chợ Sách Mỹ, sự kiện thương
mại và hội nghị hàng năm của Hiệp hội các Nhà bán Sách Mỹ. Việc
các nhà bán sách kiện một số nhà xuất bản bị cho là vi phạm luật
chống độc quyền khiến hầu hết các nhà xuất bản bỏ không
tham gia sự kiện. Dù vậy, những nhà bán sách độc lập vẫn đóng vai
trò quan trọng trong việc hỗ trợ và mạnh mẽ ủng hộ hội chợ. Khi đặt
chân đến khu vực triển lãm, họ thấy tất cả các biểu ngữ quảng cáo
đặt cuối mỗi lối đi đều đã được Amazon.com mua sạch (tổng số
chỉ mất 10.000 USD). Các nhà xuất bản độc lập không hài lòng vì
những nhà tổ chức hội chợ đã cho phép công ty đang hình thành như
đối thủ cạnh tranh ghê gớm nhất của họ phô trương thanh thế như
vậy. Như xát muối thêm vào vết thương, hàng đoàn nhân viên
Amazon – dẫn đầu bởi chính Bezos – ai nấy đều mặc sơ mi ka-ki
đỏ in logo – lũ lượt đi lại như những bảng quảng cáo di động.
Trước khi năm 1997 kết thúc, hầu hết các giám đốc điều
hành nhà xuất bản đã hành hương từ các hẻm núi Manhattan đến
các văn phòng của Amazon.com, với các tấm thảm hoen cặn cà phê,
các bức tường cáu bẩn, bàn giấy ọp ẹp làm từ cánh cửa và nhà kho
nhếch nhác. Michael Lynton, giám đốc điều hành của Penguin
Putnam đến cả Alberto Vitale của Random House, Jack Romanos
phụ trách người tiêu dùng tại Simon & Schuster và John Sargent
của St. Martin Press. Ai nấy đều thấy rằng Amazon.com có thể
duy trì doanh số vững vàng với những tựa sách cũ, sách đã in và loại