đến máy tính kia, cho đến khi đến được máy đích, nơi tất cả các
gói sẽ kết hợp lại thành mệnh lệnh chính xác biến thành thông điệp
gốc. Trong trường hợp tấn công nguyên tử, mỗi gói sẽ tiếp tục di
chuyển cho đến khi tìm được đường dẫn vẫn còn đang vận hành.
ARPAnet, là tên gọi của hệ thống thử nghiệm này, khởi đầu vào
tháng Chín năm 1969, với các “host” liên kết tại ba trường đại học ở
California và một ở Utah. Theo thời gian, vài trường đại học nghiên
cứu tham gia vào sự phát triển của mạng lưới đang hình thành và sau
cùng hòa vào hệ thống. Vào thập niên 1970, NSFnet là mạng máy
tính có liên quan của các nhà nghiên cứu được tài trợ góp quỹ bởi
Hiệp hội Khoa học Quốc gia (NSF), nhanh chóng nối kết với thậm
chí nhiều trường đại học trên nước Mỹ và nước ngoài, giúp các thành
viên tham gia có thể liên lạc qua phương tiện thư tín điện tử trung
gian mới.
Dù NSFnet được thành lập vì mục đích học thuật, người ta bắt
đầu manh nha nhìn thấy khả năng thương mại đầu tiên. Khi các
sinh viên kỹ thuật tốt nghiệp bắt đầu gia nhập các công ty tư nhân
khu vực như Hewlett-Packard và IBM, họ mang theo những địa chỉ e-
mail để dễ liên lạc với bạn bè đồng nghiệp. Giờ đây thế giới đoàn
thể được kết nối với Net, chẳng mấy chốc người dùng chuyển các
liên hệ kinh doanh sang thảo luận về sách vở, phim ảnh và chính trị,
đến các liên lạc cá nhân/công việc như: “Tôi có chiếc Honda
Accord muốn bán” hoặc “Tôi đang tìm một người bạn ở chung
phòng.” Năm 1990, NSF thành lập một chính sách chấp nhận cho sử
dụng thương mại trên Internet, lót đường cho các kỹ sư nhà thầu trở
thành các nhà cung cấp dịch vụ trên Internet (ISPs). ISPs giúp người
dùng và các doanh nghiệp nối kết với Internet qua các đường dây
điện thoại hiện có. Khi các ISPs đầu tiên – những đường điện thoại
liên lục địa kết nối hai chiều riêng biệt, họ tạo nên cái hôm nay
được mệnh danh là Internet.