đến cách làm của Thư viện Quốc hội bởi vì họ phân loại sách theo
trật tự chủ đề,” – Barton Davis nói. “Hầu hết các quyển sách có ba
mức trật tự đặc trưng. Chẳng hạn như quyển ‘Các cuộc tranh luận về
lịch sử tầng lớp lao động Mỹ.’ Nhưng giao dịch với thư viện này là cả
một chuyện cực nhọc bởi những người mà tôi hỏi chuyện đều không
hiểu chúng tôi tìm kiếm cái gì. Chủ đề xếp lọai của sách là một tập
hợp các từ cố định. Nếu bạn chọn một từ mà Thư viện Quốc hội
không dùng, coi như bạn không may mắn. Khi tôi gõ vào một từ mà
tôi cho là rõ ràng, thì chẳng có quyển sách nào hiện ra. Khi đó tôi
phải nghĩ đến những từ đồng nghĩa. Chúng tôi chào thua trước
đống dữ liệu của Thư viện Quốc hội.”
Amazon.com cũng còn thu thập dữ liệu từ hai nhà phân phối
sách lớn là Ingram và Baker & Taylor. Họ đã phân loại sách theo
từng hạng mục.
Bezos và công ty sớm nhận ra vấn đề khi sử dụng tất cả các
nguồn này là chúng thường cung cấp những thông tin rất đối
nghịch trên cùng một quyển sách. Amazon cuối cùng cũng hình
dung ra cách tốt nhất để xử lý tình trạng khó khăn này là đặt hàng
sách từ nhà phân phối – nhà phân phối sẽ cho biết quyển sách có
ở
trong kho hay không, và sau đó cứ việc đợi kết quả. Đối chiếu
giữa những gì họ hứa cung cấp và khả năng giao hàng thực sự “chúng
tôi có thể nói: ‘thông tin của công ty này có bao nhiêu phần trăm tin
cậy,’” – Barton-Davis nói. “Ví dụ, nếu nhà xuất bản bảo một quyển
sách ‘hết hàng,’ thật ra thì điều đó không chính xác lắm. Nhưng
họ bảo quyển sách đó ‘không in’ nữa, thì thông tin lại đáng tin cậy. Có
nhà cung cấp sử dụng một mã như ‘nhà xuất bản không còn hàng’
mà về sau hóa ra là đã ‘tuyệt bản.’ Thật không biết đâu mà lần.”
Khi trang Amazon.com được tung lên mạng, khách hàng bắt
đầu yêu cầu cho biết phương thức và thời gian giao sách. Vì thế,
công ty đã cải tiến cách diễn đạt với triết lý là không nói quá, không