ẤN ĐỘ VÀ PHẬT THÍCH CA - Trang 47

[4]

Coi chú thích trang sau. (ND).

[5]

Chưa rõ nguồn gốc tiếng này, có lẽ mới đầu nó trỏ cái linh khí như từ ngữ La

Tinh spititus, rồi trỏ cái khí, sau trỏ linh hồn.

[6]

Từ ngữ Brahman ở đây trỏ linh hồn của vũ trụ, không nên lầm với Brahma

(Phạn Thiên), một trong ba vị thần tối cao Ấn Độ (Brahma, Vichnou, Shiva),
cũng không nên lầm với Bà La Môn (Brahmane), một hạng tu sĩ. Nhiều người
quên không phân biệt như vậy và dùng Brahma với nghĩa Brahman.

[7]

Trong số các triết gia tôn giáo, các tư tưởng gia của Ấn Độ, rất ít nhà nghĩ

tới thuyết thần nhân đồng hình (anthropromorphisme), nghĩa là thuyết cho rằng
thần cũng có hình thể như con người. Ngay cả trong những thánh ca xuất hiện
sau nhất trong kinh Rig-veda, đại danh từ trỏ Thượng Đế lúc thì thuộc giống
đực, lúc lại thuộc giống cái, hoặc thuộc trung tính (không đực, không cái), để tỏ
rằng Thượng Đế ở trên cao hết thảy và ở ngoài cái “tính” (sexe).

[8]

Thuyết đó xuất hiện lần đầu trong Upanishad Satapatha: trong đời mà làm

bậy thì khi chết, các thần linh bắt phải đi đầu thai. Hầu hết các dân tộc bán khai
tin rằng linh hồn một người có thể nhập vào một loài vật và ngược lại, linh hồn
loài vật cũng có thể nhập vào con người. Có lẽ do tín tưởng đó mà các dân tộc
tiền-Aryen ở Ấn có thuyết luân hồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.