ẤN ĐỘ VÀ PHẬT THÍCH CA - Trang 81

ở Ấn Độ. Thời gian phát triển của đạo đó, từ triều đại Açoka tới triều đại
Harsha

[7]

, cũng chính là hoàng kim thời đại của tôn giáo về nhiều phương diện.

Nhưng Phật giáo thời thịnh đó không còn là đạo của Phật Tổ nữa, mà có thể nói
là đạo của Subhadda

[8]

, người đệ tử đã phản kháng lại Ngài khi hay tin Ngài

tịch, bảo với mười chín tăng sĩ: “Khóc bấy nhiêu đủ rồi, rầu rỉ bấy nhiêu đủ rồi!
Bây giờ chúng ta thoát li được đại Samana (Sa Môn) rồi. Từ nay khỏi phải nghe
hoài: “Điều này nên làm, điều nọ không nên”. Từ nay chính mình tha hồ muốn
làm gì thì làm, và khỏi bị bắt buộc làm điều không muốn làm nữa”.


Họ lợi dụng ngay sự tự do đó và tự tách ra thành hai giáo phái. Hai thế kỉ sau
Phật tịch, di sản tinh thần của Ngài chia thành mười tám giáo phái. Những Phật
tử ở Nam Ấn và Tích Lan còn giữ đúng trong một thời gian giáo lí giản dị và
thuần khiết của Ngài, mà người ta gọi là Hinayana (Tiểu thặng hay Tiểu thừa):
họ thờ Phật không phải như một vị thần mà như một vị truyền đạo vĩ đại, và
Thánh kinh của họ là những bản bằng tiếng Pali chép giáo lý nguyên thuỷ. Trái
lại, tại khắp Bắc Ấn, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa và Nhật Bản người ta theo
giáo lí Mahayama (Đại thặng hay Đại thừa) mà Đại hội tôn giáo Kanishka đã
xác định rồi truyền bá; những nhà thần học này tuyên bố rằng Phật Tổ là Đấng
Thần Linh, chung quanh Ngài có vô số Bồ Tát, La Hán; họ theo phép tu khổ
hạnh yoga của Patanjali và in một bản kinh mới bằng tiếng sanscrit; kinh này
mặc dầu chứa đầy những tế vi siêu hình và thần học, tạo ra một tôn giáo được
bình dân (ở Ấn) theo nhiều hơn là đạo nghiêm khắc, bi quan của Thích Ca Mâu
Ni.


Đại thặng là một thứ Phật giáo pha nhạt vì có thêm nhiều vị thần, nhiều tập
quán, lễ nghi, huyền thoại Bà La Môn hợp với người Tartare ở Kushan, người
Mông Cổ ở Tây Tạng, mà vua Kanishka

[9]

thống trị. Người ta tưởng tượng một

cõi trời trên có nhiều vị Phật, mà Phật Amida (A-Di-Đà), Đấng Cứu Thế, được
dân chúng thờ phụng nhiều nhất: phải có một Thiên đường và một Địa ngục để
khuyến thiện trừng ác chứ, thế là nhà vua có cách dùng quân lính vào một việc
khác nữa. Trong thần thuyết mới đó, các vị thần tối cao là các Bodhisattwa (Bồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.