ÁN MẠNG TRÊN SÔNG NILE - Trang 80

“Ở Ai Cập có nhiều thứ hay để xem phải không?”
Người thanh niên đó đang hút một ống điếu hơi. Anh rút nó ra và trả lời

ngắn gọn bằng giọng của người có học với vẻ đầy ngạc nhiên: “Chúng làm
tôi phát ốm.”

Bà Allerton chun mũi và thích thú nhìn anh ta.
Còn Poirot lại hỏi: “Thật vậy sao? Mà tại sao lại như thế chứ?”
“Lấy Kim tự tháp làm ví dụ nhé. Những tảng đá xây to lớn vô dụng,

được xếp lên để thể hiện sự ích kỷ của một ông vua chuyên chế kiêu ngạo.
Hãy nghĩ đến những người đã đổ mồ hôi sôi nước mắt và chết để xây dựng
lên nó xem. Nó làm tôi phát ốm khi nghĩ đến sự đau khổ và bóc lột mà họ
phải chịu đựng.”

Bà Allerton cười vui vẻ: “Thế thì anh thà không có Kim tự tháp, không

có tòa Parthenon

*

, không có những ngôi đền hay mộ phần hoành tráng –

mà chỉ thỏa mãn với việc con người hàng ngày được ăn ba bữa và rồi chết
đi thôi?”

Chàng thanh niên ném ánh nhìn cau có về phía bà.
“Tôi nghĩ con người mới đáng được trân trọng hơn những tảng đá chứ.”
“Nhưng họ cũng chẳng tồn tại mãi.” Hercule Poirot bình luận.
“Tôi thì thà thấy một người công nhân được ăn no còn hơn thấy những

thứ gọi là công trình nghệ thuật. Điều đáng quan tâm là tương lai – chứ
không phải là quá khứ.”

Đối với ngài Richetti, việc dính vào cuộc tranh luận về sở thích thật quá

sức, không dễ dàng nắm bắt được.

Chàng thanh niên cãi lại bằng cách kể cho mọi người nghe điều mình

nghĩ về hệ thống tư bản chủ nghĩa với giọng điệu đầy cay nghiệt.

Họ cập bờ tại bến phà khách sạn cũng là lúc anh kia vừa xổ xong bài nói

chuyện của mình.

Bà Allerton vui vẻ: “Ừ, ừ” rồi bước lên bờ. Còn chàng thanh niên nhìn

theo như có ý nguyền rủa bà.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.