* Phật pháp rộng lớn, không gì chẳng bao gồm, không điều nhỏ nhặt nào
lại chẳng nêu lên. Chẳng những thế, nương theo đó còn có thể đoạn Hoặc
chứng chân, liễu sanh thoát tử. Đấy chính là đạo “cách vật trí tri, tu thân, tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ, minh minh đức, chỉ ư chí thiện”
31
.
Nếu thấu hiểu Phật pháp thì sự chỉ một nửa, nhưng công gấp bội. Bởi lẽ,
những điều thánh nhân thế gian nói chỉ nhằm dạy con người tận hết bổn
phận; chỉ bậc thượng trí mới có thể tuân hành triệt để. Nếu là hạng căn tánh
trung, hạ, sẽ chểnh mảng, coi thường. Phật pháp dạy rõ các sự lý: nhân quả
báo ứng, sanh tử, luân hồi, và hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có
thể thành Phật... Nếu là bậc thượng trí ắt sẽ chứng được Phật tánh sẵn có; kẻ
hạ ngu sẽ chẳng dám phóng túng, càn rỡ vì sợ cái khổ đời vị lai; tất nhiên sẽ
cải ác hướng thiện, mong thành thánh, thành hiền. Dù ở trong nhà tối, phòng
kín, vẫn thường như đang đối trước Phật, trời.
Đức Như Lai dùng Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện để nhiếp khắp
chúng nam nữ tại gia. Tu Ngũ Giới, Thập Thiện sẽ thắng được thói tàn sát,
bỏ thói kiêu bạc, trở thành thuần hòa, vĩnh viễn thoát khỏi ác báo tam đồ,
thường hưởng sự khoái lạc cõi nhân thiên. Pháp nông cạn nhất còn như thế,
huống hồ là pháp sâu nhất.
Vì thế biết rằng: Như Lai là đại sư ba cõi, là cha lành của bốn loài, là
thánh nhân của các thánh, là trời của các trời. Bởi thế, vua thánh tôi hiền,
bậc thông đạt, không ai chẳng tuân lời Phật dạy tu tập, hộ trì, lưu thông.
Trong hết thảy pháp lấy tâm làm gốc, chỉ có mỗi Phật pháp là phát minh đến
chỗ rốt ráo!
---o0o---
2. Giảng nhân quả về mặt Sự
* Kinh dạy: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Bồ Tát sợ gặp phải
ác quả, nên đã đoạn sẵn ác nhân từ trước. Do vậy, tội chướng tiêu diệt, công
đức viên mãn thẳng đến khi thành Phật mới thôi. Chúng sanh thường tạo ác
nhân, muốn tránh ác quả, như ở trước mặt trời lại muốn không có bóng, cứ
nhọc nhằn rảo chạy.
Thường thấy kẻ ngu vô tri vừa làm chút điều lành liền mong đại phước.
Vừa gặp phải nghịch cảnh bèn bảo làm lành mắc họa, chẳng có nhân quả. Từ
đó, cái tâm ban đầu lùi sụt, đâm ra báng bổ Phật pháp. Họ nào biết đến ý chỉ
huyền áo “báo thông ba đời, chuyển biến do tâm”.
Hiện đời làm thiện, làm ác; hiện đời được phước, mắc họa thì gọi là
“hiện báo”. Đời này làm thiện, làm ác, đời sau được phước, mắc họa, gọi là