ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 123

hết thảy những đạo luân thường hằng ngày Phật dạy trọn chẳng khác gì với
những điều Nho Giáo đã nói.

Chỗ khác biệt là: đối với mỗi điều ấy, Phật đều chỉ rõ nhân quả ba đời,

thiện ác báo ứng, khiến cho người nghe đem lòng kính sợ, chẳng dám vượt
phạm. Dù ở trong nhà tối, phòng kín, thường như đang ở trước Phật, trời.
Đến cả hạng tham tàn bạo ác, trọn chẳng có tín tâm, nghe mãi chuyện nhân
quả báo ứng, tâm cũng thầm bị chế phục, cũng chẳng đến nỗi mười phần
khốc liệt. Cứ xem thời Liệt Quốc, có tục giết người tuẫn tang

29

, giết càng

nhiều càng vinh hiển; đến khi Phật giáo truyền sang Đông mới chấm dứt
được thói tục ấy. Điều ấy đủ để chứng minh vậy.


* Đời này đã cách thời Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ cả ba bốn

ngàn năm, tình đời, lòng người so với thời cổ khác xa lắm. Nhưng do biết
lục đạo luân hồi theo nghiệp thăng trầm, sanh lên trời, đọa xuống địa ngục,
người biến ra thú, thú sanh làm người, nên dù là hạng cùng hung cực ác
ương ngạnh khó giáo hóa, trọn không có tín tâm cũng bị pháp này (nhân
quả) chiết phục.

Dù coi rẻ mạng người, trong tâm vẫn tiềm ẩn một chút sợ hãi ảnh hưởng

của nhân quả, nên chưa đến nỗi thập phần bạo ác. Như các chư hầu thời Liệt
Quốc đem bầy tôi, ái thiếp và bá tánh bắt giết tuẫn táng theo cả mấy chục,
mấy trăm người, chẳng coi đó là sai; trái lại, còn cho là vẻ vang nữa. Chẳng
phải là do pháp nhân quả mà thời này hiền hơn đời trước ư? Châu Văn
Vương ân trạch thấm đến cả xương khô, thế mà chỉ mấy trăm năm, phong
tục giết người tuẫn táng đã lan khắp thiên hạ. Dù Lão, Trang, Khổng, Mạnh
cùng ra đời, đều chẳng thể vãn hồi được phong tục suy đồi ấy.

Từ sau khi Phật pháp truyền sang phương Đông, lý sanh tử, luân hồi,

nhân quả báo ứng sáng rực trong đời. Chẳng kể chư hầu, ngay cả kẻ hướng
mặt về Nam xưng “trẫm”

30

cũng chẳng dám làm. Dù có kẻ dám làm, cũng

chẳng dám coi giết nhiều người là vinh. Nếu không có pháp này, chỉ có cái
thuyết “chánh tâm, thành ý” để đề cao lòng trung thứ, dốc lòng đùm bọc
nhau hòng dứt trừ tục tuẫn táng trong toàn dân, tôi e rằng càng nhọc nhằn
khuyên lơn, thói tệ ấy càng thêm thịnh hành!

Huống nữa, Nho gia chỉ biết trị đạo, chẳng rõ tự tâm, muốn bài xích Phật

pháp, cưỡng lập môn đình, đều nói là chết rồi là vĩnh viễn diệt, không còn
đời sau nữa. Nếu không có lẽ sanh tử, luân hồi, nhân quả báo ứng của đức
Như Lai thấm nhuần khắp tâm người thì những người đời sau được chánh
mạng, chết tốt lành càng hiếm hơn nữa.

Đấy chỉ là pháp thiển cận nhất trong Phật pháp, còn có thể trừ khử được

thói tàn sát, huống hồ là đại pháp viên đốn chí cực sâu xa. Thế trí phàm tình
há thể suy lường được một phần trong vạn phần lợi ích của Phật pháp ư?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.