ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 122

tiên, Ngài nói:“Nhà tích thiện ắt sự vui có thừa, nhà tích bất thiện ắt tai
ương có thừa”
...

Điều thứ hai là nếu chẳng dùng quá khứ, hiện tại, vị lai để luận thì những

điều trời giáng xuống phần nhiều mâu thuẫn với những ngôn luận của thánh
nhân, chánh lệnh của bậc minh quân (chẳng hạn như gian đảng vinh hoa,
trung thần bị tru lục; Nhan Uyên chết yểu, Đạo Chích trường thọ...) Nếu biết
tiền nhân, hậu quả thì [sẽ hiểu] những sự cùng, thông, được, mất đều do tự
mình chuốc lấy. Dù có gặp nghịch cảnh cũng chẳng oán, chẳng hận, chỉ thẹn
đức mình kém cỏi, chẳng thấy lỗi lầm của trời - người, vui biết mạng trời,
không lúc nào là chẳng tự tại tiêu dao!


* Hết thảy những kẻ chẳng hiểu thấu tột cùng lý sâu và những kẻ vô tri,

vô thức, nếu nghe nói đến lý tánh, phần nhiều đề cao thánh cảnh, nhưng vẫn
tự làm phàm phu, chẳng chịu mạnh mẽ gắng sức khởi đầu từ Sự. Nếu bảo
cho họ biết nhân quả ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai dù thiện hay ác đều có
quả báo, ắt sẽ sợ ác quả mà đoạn ác nhân, tu thiện nhân hòng được thiện
quả.

Thiện - ác chẳng ngoài ba nơi thân - khẩu - ý. Đã biết nhân quả sẽ tự

phòng giữ thân - miệng, rửa lòng gột ý. Dù ở trong nhà tối, phòng kín, vẫn
luôn như đang ở trước Thiên Đế, chẳng dám móng khởi chút bỉ ổi nào, kẻo
vướng phải tội vạ! Đấy chính là đại pháp “trí tri, thành ý, chánh tâm, tu
thân” để dạy khắp hết thảy chúng sanh thượng, trung, hạ căn của đức Đại
Giác Thế Tôn vậy. Tuy thế, kẻ cuồng sợ bị câu thúc, bảo đó là chấp tướng;
kẻ ngu nhằm tránh khỏi bị xấu mặt, bèn bảo đó là chuyện vu vơ. Trừ hai
hạng người này ra, có ai lại chẳng tin nhận?

Vì thế, ngài Mộng Đông nói: “Người khéo luận về tâm tánh sẽ chẳng thể

bỏ được nhân quả. Người tin sâu nhân quả cuối cùng ắt sẽ thấy cực rõ tâm
tánh ấy”
. Lý này lẽ tất nhiên phải như thế. Phải biết rằng: Từ địa vị phàm
phu cho đến khi viên chứng Phật Quả, đều chẳng ra ngoài nhân quả. Kẻ nào
chẳng tin nhân quả đều là hạng tự đánh mất thiện nhân, thiện quả, luôn tạo
ác nhân, luôn chịu ác quả, trải kiếp số như bụi trần, luân chuyển trong ác
đạo, chưa thể xuất ly vậy. Buồn thay!


* Phật pháp lưu thông lợi ích vô lượng. Người căn tánh sâu sẽ lãnh hội

sâu xa, liền minh tâm kiến tánh, đoạn Hoặc chứng chân. Người căn cơ cạn
lãnh hội nông cạn, cũng vẫn có thể cải ác tu thiện, cầu thành Thánh, thành
Hiền. Ấy là do đức Như Lai lập giáo, dù chánh yếu là vì xuất thế, nhưng
Phật tùy thuận cơ nghi, khuyến dụ lần lần, nên đối với đạo xử thế, Ngài cũng
phát huy trọn khắp, không bỏ sót mảy may điều thiện nào! Gặp cha nói về
từ, gặp con nói về hiếu, anh nhường em kính, chồng xướng vợ theo, phàm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.