ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 126

đã kết thành được đâu! Trăm sông đầy ắp nước nào có phải là trời nóng một
ngày mà tan được băng đâu! Chớ nên oán trời, trách người, cũng đừng do
dự, hối hận, lui sụt; hãy nên học theo cách tu thân của ông Du Tịnh Ý, cách
lập mạng của ông Viên Liễu Phàm!


* Như Lai giảng kinh: báo thông tam thế. Phàm người sanh con, đại lược

có bốn nhân.

Thứ nhất là hiện báo, nghĩa là đời này làm thiện, làm ác, đời này hưởng

phước, mắc họa. Như sĩ tử rèn luyện văn chương khoa cử, thân đời này được
công danh. Điều này mắt phàm thấy được.

Thứ hai là sanh báo, nghĩa là đời này làm thiện, làm ác, đời sau hưởng

phước, mắc tội. Như tổ phụ có trọng học vấn thì con cháu mới hiển đạt. Điều
này mắt phàm chẳng thấy được, nhưng thiên nhãn còn thấy được (đời này,
đời sau đều là ước theo người đó mà nói. Đối với việc cách đời, dùng thí dụ
để giảng cho dễ hiểu, nên tạm dùng tổ phụ và con cháu. Đừng chấp vào văn
mà đánh mất ý nghĩa. Mong lắm thay!)

Thứ ba là hậu báo, tức là đời này làm thiện, làm ác, đến đời thứ ba, hoặc

bốn, năm, sáu, bảy đời, hoặc mười, trăm, ngàn, vạn đời, hoặc một, mười,
trăm, ngàn, vạn kiếp, hoặc là đến vô lượng vô biên hằng hà sa kiếp mới
hưởng báo thiện hay ác. Như vương nghiệp nhà Thương, nhà Châu xưa kia,
thật sự bắt nguồn từ việc ông Tắc giúp vua Thuấn, ông Khiết phò vua Vũ.

Nếu là chuyện trong ba bốn đời, thiên nhãn còn thấy được. Như trong

trăm ngàn vạn kiếp, thiên nhãn chẳng thấy được, nhưng đạo nhãn của Thanh
Văn còn thấy được. Nếu là vô lượng vô biên hằng hà sa kiếp, chỉ ngũ nhãn
viên minh của đức Như Lai mới thấy được nổi. Đấy còn chưa phải là cảnh
giới thuộc đạo nhãn của Thanh Văn, huống hồ là thiên nhãn, nhục nhãn ư!

Hiểu ý nghĩa của ba thứ báo này thì chuyện làm thiện được phước, làm

ác tai họa giáng xuống, thánh ngôn vốn chẳng sai lầm. Phú quý, bần tiện,
thọ, yểu, cùng, thông, mạng trời chưa từng thiên vị. Cảnh duyên xảy đến như
hình ảnh hiện trong gương. Kẻ trí chỉ quan tâm đến vẻ mặt ở ngoài gương,
người ngu uổng công ghét hình ảnh hiện trong gương. Chuyện trái nghịch
xảy đến, vui chịu mới gọi là “lạc thiên”. Chẳng oán, chẳng trách mới gọi là
“lập mạng”.

Con có bốn nhân là: một là báo ân, hai là báo oán, ba là trả nợ, bốn là đòi

nợ.

- Báo ân nghĩa là trong đời trước cha mẹ có ân với con, nên nó sanh vào

làm con để hầu hạ, phụng dưỡng, sống thờ, chết chôn. Cho nên [cha mẹ còn]
sống ắt chăm sóc, chết thì cúng giỗ. Thậm chí tận tụy với vua, lợi dân, tên
lưu sử xanh, khiến thiên hạ hậu thế kính người ấy bèn kính luôn cả cha mẹ,
như các ông: Tăng Lỗ Công, Trần Trung Tú, Vương Quy Linh, Sử Đại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.