ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 102

chẳng những bệnh chẳng thể chóng lành, trái lại còn nặng thêm. Giả sử như
tuổi thọ đã hết, ắt sẽ theo nghiệp chìm nổi vĩnh viễn không có dịp thoát khỏi
nỗi khổ ở Sa Bà này!


* Người lâm chung được trợ niệm ắt sẽ được vãng sanh. Ðã không được

trợ niệm, lại còn khóc lóc, xáo động, khiến ái tình, sân hận khởi lên làm cho
người chết khó khỏi bị đọa lạc. Cực hiểm, cực hiểm! Ông thành tựu được
việc vãng sanh cho mẹ cũng là chánh nhân tịnh nghiệp của tam thế chư Phật.
Ấy là: Ngay trong trần lao mà hành Phật sự, công đức ấy thù thắng hơn
những công đức tầm thường cả vạn phần.


* Lâm Chung Châu Tiếp (mái chèo lâm chung)

Phật chế Tăng khi mất phải hỏa thiêu vốn là để họ rời lìa được cái thân

phần đoạn giả dối, chứng được Pháp Thân chân thường. Vì thế, từ khi Phật
chế lập điều ấy đến nay, Tăng chúng kính dùng cấm chế ấy làm thường quy.
Tiếc là đạo pháp ngày càng suy đồi, lâu ngày tệ nạn phát sanh. Như nay
Thích tử vội vàng lo hỏa thiêu cho xong việc, chẳng tuân cấm chế. Mỗi khi
người bệnh vừa thở hắt ra, liền vội thay áo, dời động để kịp nhập khám một
hai ngày, rồi liền hỏa thiêu. Có thể nói là rất trái nghịch chế định của Phật!

Phật nói con người có tám thức, tức là tri thức. Năm thức đầu là Nhãn,

Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân. Thức thứ sáu là Ý. Thức thứ bảy là Mạt Na, còn gọi là
Truyền Tống Thức. Thức thứ tám là A Lại Da, còn gọi là Hàm Tàng Thức.
Khi con người sanh ra, chỉ có thức thứ tám này đến trước nhất, các thức kia
đến sau. Ðến lúc chết, thức thứ tám này cũng ra đi sau cùng; các thức khác
lần lượt đi trước.

Thức thứ tám chính là linh thức của con người, thế tục thường gọi là

“linh hồn”. Thức thứ tám này thông linh nên khi con người mới nhập thai
mẹ, nó liền đến trước. Vì thế, con trong bụng mẹ liền biết hoạt động. Ðến
khi chết, sau khi dứt hơi, nó chẳng đi ngay, phải đợi đến khi toàn thân lạnh
giá, không còn một điểm nào còn ấm nữa, thức ấy mới chịu đi. Khi thức đã
đi, thân này sẽ không còn mảy may tri giác nào.

Nếu chỗ nào còn ấm là thức ấy còn chưa rời đi. Ðộng chạm đến vẫn biết

đau khổ. Lúc ấy, kỵ nhất là các sự mặc áo, xếp chân, dời động v.v... Nếu hơi
động đến sẽ đau khổ khó chịu đựng nổi; bất quá miệng không nói được, thân
chẳng động được đó thôi! Xét theo kinh dạy, ba thứ hơi nóng, thọ mạng và
thức thường chẳng rời nhau. Như người sống có hơi ấm thì thức còn hiện
hữu. Thức còn hiện hữu thì tuổi thọ chưa hết. Xưa nay có kẻ chết đi dăm ba
bữa rồi sống lại, chép rõ ràng trong sách vở có thể tra cứu được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.