ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 12

* Cổ nhân nói: “Thân người khó được, trung quốc

6

khó sanh, Phật pháp

khó nghe, sanh tử khó xong”. Chúng ta may mắn được thân người, sanh ở
trung quốc, được nghe Phật pháp. Ðiều bất hạnh là tự thẹn nghiệp chướng
sâu nặng, không sức đoạn Hoặc để mau thoát khỏi Tam Giới, liễu sanh thoát
tử; nhưng lại may mắn được nghe đức Như Lai ta tâm bi triệt để nói ra pháp
môn Tịnh Ðộ là pháp đại quyền xảo, phương tiện lạ lùng, khiến hàng phàm
phu lè tè sát đất được đới nghiệp vãng sanh, thật không còn gì may mắn hơn
nữa! Nếu chẳng phải là từ vô lượng kiếp đến nay đã trồng thiện căn sâu dày,
làm sao nghe được pháp chẳng thể nghĩ bàn này? Chẳng nên gấp sanh lòng
tin chân thành, phát nguyện cầu sanh ư?

* Trộm nghe Tịnh Ðộ chính là pháp tỏ bày rốt ráo bổn hoài của Phật, cao
vượt hết thảy Thiền - Giáo - Luật, thống nhiếp hết thảy Thiền - Giáo - Luật.
Nói gọn thì một lời, một câu, một kệ, một sách đều có thể gồm trọn không
còn sót. Nói rộng ra, dù huyền ngôn của Tam Tạng mười hai bộ kinh, diệu
nghĩa của chư Tổ năm tông cũng chẳng thể diễn giảng trọn [pháp môn Tịnh
Ðộ này].

Giả sử khắp cả đại địa chúng sanh đều thành Chánh Giác, hiện tướng

lưỡi rộng dài, dùng sức thần thông, sức trí huệ, vi trần nói, cõi nước nói, nói
hăm hở, nói không gián đoạn, vẫn còn chưa thể tận nổi! Bởi lẽ Tịnh Ðộ vốn
là chẳng thể nghĩ bàn.

Hãy thử nghĩ xem: Hoa Nghiêm đại kinh là vua trong Tam Tạng, trong

phẩm cuối cùng quy trọng nơi nguyện vương. Áo điển Pháp Hoa mầu nhiệm
đứng đầu các kinh, nghe kinh liền vãng sanh, địa vị ngang với Ðẳng Giác.
Vậy thì ngàn kinh muôn luận đâu đâu đều chỉ quy Tịnh Ðộ là có nguyên do
vậy.

Văn Thù phát nguyện, Phổ Hiền khuyến khích. Trong hội Ðại Tập, đức

Như Lai thọ ký rằng: Trong đời Mạt Pháp, không do pháp này chẳng thể đắc
độ. Trong luận Tỳ Bà Sa, ngài Long Thọ phán định là pháp dễ hành, mau
thoát sanh tử. Thế nên, vãng thánh tiền hiền người người hướng đến, nào
phải phí công toi! Thật có thể nói là cả một đời giáo hóa đều chỉ là để đặt cơ
sở cho pháp môn Niệm Phật!

Chẳng phải chỉ có thế! Phàm hết thảy cảnh giới đối ứng sáu căn, tức là:

núi, sông, đại địa, sáng, tối, sắc, không, thấy, nghe, hay, biết, thanh, hương,
vị v.v... không gì chẳng phải là văn tự để phô diễn, xiển dương Tịnh Ðộ đó
sao? Lạnh - nóng đắp đổi, già - bệnh chen nhau, lụt, hạn, chiến tranh, tật
dịch, bạn ma, tà kiến, không gì chẳng phải là để răn nhắc cảnh tỉnh con
người mau cầu sanh Tịnh Ðộ đó ư? Nói rộng ra, há có thể trọn hết được sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.