Còn như bảo “một lời đã gộp hết cả” thì lời đó là “Tịnh”. Tịnh đến cùng
cực thì sáng tỏ, thông suốt. Nếu chưa đạt Diệu Giác, há dễ đảm đương nổi
một lời này ư? Nghiên cứu bài tụng Lục Tức Thành Phật
7
thì sẽ biết.
“Một câu” là “Tín, Nguyện, Hạnh”. Với Tín - Nguyện - Hạnh thì không
Tín chẳng đủ để khởi Nguyện. Không Nguyện thì chẳng đủ để dẫn dắt Hạnh.
Không có diệu hạnh Trì Danh thì chẳng đủ để viên mãn điều mình Nguyện,
chứng điều mình tin. Hết thảy kinh luận Tịnh Ðộ đều phát minh ý chỉ này.
“Một kệ” là kệ tán Phật
8
: Nêu chánh báo để gồm thâu y báo, thuật Hóa
Chủ để bao gồm đồ chúng; tuy chỉ gồm tám câu nhưng đã nêu trọn đại
cương của cả ba kinh Tịnh Ðộ.
Một cuốn sách là cuốn Tịnh Ðộ Thập Yếu. Chữ chữ đều là bến cầu
9
cho
đời Mạt Pháp. Lời lời đều là gương báu của Liên Tông. Buốt lòng trào lệ,
phanh tim vẩy máu, xứng tánh phát huy, chỉ bày cốt tủy. Dù dùng những thí
dụ như cứu người chết đuối, cứu người bị lửa cháy vẫn chẳng thể diễn tả
lòng thống thiết [của chư Tổ] được. Bỏ qua [sách này] thì chánh tín không
do đâu mà sanh được, tà kiến không do đâu mà diệt được!
* Nên biết rằng chúng ta từ vô thỉ đến nay đã tạo ác nghiệp vô lượng, vô
biên. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Giả sử ác nghiệp có thể tướng thì mười
phương hư không chẳng thể chứa đựng nổi”. Lẽ đâu tu trì lơ mơ, hời hợt, lại
tiêu nổi được nghiệp ư? Bởi vậy, Thích Ca, Di Ðà, giáo chủ hai cõi, đau đáu
nghĩ đến chúng sanh không sức đoạn Hoặc, riêng mở ra một pháp môn
nương vào từ lực của Phật để đới nghiệp vãng sanh. Lòng hoằng từ đại bi ấy
dù trời đất, cha mẹ cũng chẳng thể bằng được một phần Hằng hà sa. Chỉ nên
phát lòng thẹn hổ, phát tâm sám hối mới tự có thể được Phật gia bị, nghiệp
tiêu, thân an thôi!
* Hòa Thượng Thiện Ðạo nói: “Nếu muốn học về Giải thì hết thảy các
pháp từ địa vị phàm phu cho đến địa vị Phật, không pháp nào chẳng nên
học. Nếu muốn học về Hạnh, nên chọn lấy một pháp khế lý, khế cơ, chuyên
tinh tận sức mới mau chứng được lợi ích chân thật. Nếu không thì từ kiếp
này qua kiếp nọ vẫn khó xuất ly!” Pháp khế lý, khế cơ Ngài nói đó không gì
hơn là Tín Nguyện Trì Danh Cầu Sanh Tây Phương!
* Kinh A Di Ðà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ gọi là
“Tịnh Ðộ Tam Kinh”, chuyên luận về sự lý duyên khởi của Tịnh Ðộ. Các
kinh Ðại Thừa khác đều nói kèm về Tịnh Ðộ. Nhưng kinh Hoa Nghiêm
chính là khi đức Như Lai mới thành Chánh Giác, vì bốn mươi mốt địa vị
Pháp Thân Ðại Sĩ mà xứng tánh giảng thẳng diệu pháp Nhất Thừa. Cuối
kinh, Thiện Tài đi tham học khắp các thiện tri thức. Sau khi chứng ngộ như