ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 130

lễ Phật ra, hãy nên lễ niệm thêm Đại Sĩ sẽ ngầm được gia hộ, tự có thể
chuyển họa thành phước, biến tai nạn thành điều tốt lành mà mình chẳng
biết.

* Thiên hạ loạn lạc, kẻ thất phu phải có trách nhiệm. Người người ai nấy

dốc tấm lòng thành, ai nấy tận lực hiếu đễ, ai nấy làm điều từ thiện: giúp đỡ
kẻ cô quả, cứu kẻ hoạn nạn, thương xót kẻ nghèo, kiêng giết, phóng sanh, ăn
chay, niệm Phật. Người có thiện cảm, trời ắt ứng phước, tự nhiên mưa thuận,
gió hòa, dân yên, vật mạnh, quyết chẳng đến nỗi trời thường giáng các tai
nạn: lụt, hạn, ôn dịch, châu chấu, gió lốc, động đất... Thời tiết điều hòa, được
mùa, nhân dân lạc nghiệp.

Lại thêm từ hòa, nhân nhượng tập quen thành thói. Dù có một hai kẻ ngu

độn cũng sẽ biến thành hiền lành. Nếu thương xót kẻ quân tử trên xà nhà

32

,

hắn sẽ dứt tuyệt vĩnh viễn thói trộm cắp; chu cấp cho đứa rình rập nhà kín,
từ đấy về sau nó sẽ trở thành người lành. Cổ nhân dùng nhân từ để cai trị,
chân thành yêu dân, nên còn cảm hóa được cả dị loại. Các điềm lành như: hổ
chẳng vào nơi trấn nhậm, cá sấu bỏ đi nơi khác... chép trong sử sách, nào
phải chỉ có một chuyện! Nếu ai nấy thật sự có thể dùng lòng từ thiện cảm
động nhau, quyết chẳng đến nỗi thường có các tai họa: thổ phỉ, đao binh,
giầy xéo, cướp bóc!


* Nên biết rằng: Phật pháp lấy nhân quả báo ứng làm đạo nguyên thủy

trọng yếu để hạ học thượng đạt. Nay kẻ trên không giữ đạo, kẻ dưới chẳng
tuân phép tắc, tàn hại lẫn nhau, lấy giết chóc làm vui, chỉ cốt sao thỏa thích ý
mình, chẳng đoái quốc gia còn mất, dân tình thống khổ. Đấy đều là do chẳng
biết nhân quả báo ứng mà nên nỗi. Tôi thường nói: “Nhân quả là phương
tiện lớn lao để thánh nhân thế gian và xuất thế gian bình trị thiên hạ, độ thoát
chúng sanh”. Trong lúc này chẳng đề xướng sự lý nhân quả báo ứng, sanh
tử, luân hồi, mà muốn thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc, dù Phật, Tổ, thánh
hiền cùng ra đời cũng chẳng biết làm sao được!


* Thế đạo suy sụp, lòng người bạc bẽo là do Nho Gia chẳng biết đạo là ở

chỗ cung kính thực hành, cứ một bề đuổi theo cái ngọn. Phàm đối với những
nghĩa lý như khắc kỷ, giữ lễ, ngăn lòng tà, giữ lòng thành, họ chẳng cần biết
đến, cứ lo thuộc lòng từ chương hòng làm cái vốn để tấn thủ trong đời, khiến
cho cái đạo khen ngợi, giáo hóa, dưỡng dục của thánh nhân trở thành ngón
nghề để thâu đoạt danh lợi. Đấy thật là báng nhục thánh hiền, trái nghịch
thiên địa đến cùng cực!

Do vậy, người đọc sách tâm chẳng hiểu nghĩa sách, thân chẳng hành

theo đạo lý dạy trong sách. Người làm văn cứ phô diễn đạo lý hiếu đễ, trung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.