ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 152

* Trong Luật, Giáo, Thiền Tông, trước hết phải hiểu sâu giáo lý rồi mới

y giáo tu hành. Tu hành công sâu, đoạn Hoặc chứng Chân mới thoát khỏi
sanh tử. Nếu chẳng hiểu giáo lý, bèn là tu mù luyện quáng. Nếu không, được
chút ít đã cho là đủ bèn bị ma dựa phát cuồng. Dù cho hiểu giáo lý, công tu
hành sâu xa, vẫn phải đoạn Hoặc, nếu còn chút mảy may nào chưa đoạn sạch
sẽ vẫn y như cũ, chẳng thể thoát khỏi cảnh khổ được! Mãi đến khi Hoặc
nghiệp hết sạch mới có thể thoát ly sanh tử, nhưng vẫn còn cách địa vị Phật
rất xa, phải trải bao kiếp tấn tu mới viên mãn được Phật quả.

Ví như dân hèn sanh ra đã thông minh, đọc sách, học văn nhiều năm khó

nhọc, học vấn đã thành, thi đậu làm quan. Do có tài năng lớn, từ chức quan
nhỏ được thăng cấp dần đến khi làm Tể Tướng, quan vị cực phẩm nhưng
không thể nào lên cao hơn được nữa! Địa vị bậc nhất trong đám quần thần,
nhưng so với thái tử, sang hèn khác nhau một trời, một vực, huống hồ so với
hoàng đế? Suốt đời làm bầy tôi, tuân hành lệnh vua, cúc cung tận tụy giúp
vua cai trị quốc gia. Nhưng cái địa vị tể tướng ấy thật chẳng dễ dàng gì! Cả
nửa đời siêng năng, vất vả, ra sức nhẫn nại. Cho đến cuối cùng cũng chẳng
hơn được thế. Còn kẻ học vấn, tài năng sút kém đôi chút chẳng đạt được như
thế thì có đến trăm, ngàn, vạn, ức người! Đấy là tự lực.

Học vấn tài năng ví như hiểu sâu giáo lý, y giáo tu hành. Địa vị đến bậc

tể tướng ví như công tu hành sâu, đoạn Hoặc chứng Chân. “Chỉ có thể xưng
là Thần (bầy tôi), chẳng dám xưng là vua” ví như tuy ra khỏi sanh tử, vẫn
chưa thành Phật. “Những kẻ học vấn chẳng đủ, chẳng thể đạt được như thế
rất nhiều” ví như rất nhiều kẻ chưa đoạn hết Hoặc, chẳng thể thoát khỏi biển
khổ sanh tử.


* Trong pháp môn Niệm Phật dù chẳng hiểu giáo lý, chưa đoạn Hoặc

nghiệp, chỉ cần tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ, lúc lâm chung, quyết
định được Phật đích thân tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương. Đã sanh về Tây
Phương, gặp Phật nghe pháp, ngộ Vô Sanh Nhẫn, liền ngay trong một đời
ấy, quyết định bổ vào địa vị Phật. Đấy là Phật lực lại kiêm tự lực, nghĩa là:
tín nguyện trì danh là tự lực, tự lực ấy có thể cảm được đức Phật. Do thệ
nguyện nhiếp thọ, Phật rủ lòng từ tiếp dẫn, đấy là Phật lực có thể ứng đến ta.
Do cảm ứng đạo giao bèn được như thế.

Nếu như hiểu sâu giáo lý, đoạn Hoặc chứng Chân thì phẩm vị vãng sanh

càng cao, viên thành Phật đạo càng nhanh. Bởi thế, Văn Thù, Phổ Hiền, Hoa
Nghiêm hải chúng, Mã Minh, Long Thọ, tổ sư các tông đều nguyện vãng
sanh. Ví như thác sanh vào hoàng cung, vừa ra khỏi thai mẹ đã quý hiển át
cả quần thần. Đấy là do thế lực của vua. Chờ đến khi khôn lớn, học vấn tài
năng mỗi mỗi đều đầy đủ cả sẽ có thể tiếp nối ngôi báu, bình trị thiên hạ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.