ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 154

Xiển dương Phật pháp thật chẳng phải là chuyện dễ! Chỉ luận về lý tánh

thì trung căn, hạ căn chẳng hưởng lợi ích; chuyên nói nhân quả thì người căn
cơ bậc thượng thường hay chán nghe. Nhưng nhân quả và tâm tánh nếu tách
rời ra, cả hai đều tổn; hợp lại, cả hai cùng tốt đẹp. Vì thế, ngài Mộng Đông
nói: “Người khéo luận tâm tánh ắt chẳng bỏ lìa nhân quả. Người tin sâu
nhân quả ắt rốt cuộc hiểu rõ ràng tâm tánh”.
Lý này lẽ tất nhiên là như thế.

Nhưng chúng sanh thời Mạt Pháp căn cơ hèn kém, các pháp Thiền -

Giáo chỉ cậy vào tự lực, khế ngộ còn khó, huống hồ liễu thoát! Chỉ có pháp
môn Tịnh Độ cậy vào Phật lực, chỉ cần đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện
thiết tha, dù là ngũ nghịch thập ác cũng có thể vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi,
cao dự hải hội. Đối với pháp tối thượng thừa chẳng thể nghĩ bàn này, hãy
nên giảng về cả Lý lẫn Sự, thành thật khuyên [ai nấy] hãy nên thí [pháp này]
đều khắp.

* Nên biết rằng pháp môn Tịnh Độ có đủ cả tất cả sự tướng của bốn

pháp giới, đều là pháp giới sự sự vô ngại. Đọc đến rồi tu, chớ nên chấp Lý
bỏ Sự. Nếu chấp vào một bên, cả Lý lẫn Sự cùng mất. Như người biết ý căn
nhạy bén nhất bèn bỏ cả ngũ căn thì ý căn cũng chẳng thể do đâu tồn tại
được. Chỉ nên dùng Sự để hiển Lý, dùng Lý dung hội Sự mới chẳng sai lầm.
Vì vậy, mới nói yếu chỉ của Tịnh Độ là “toàn Sự tức Lý”. Lý - Sự viên dung
bèn khế hợp bổn thể. Tôi biết sư đã ăn no cơm vua từ lâu

38

, nhưng vẫn cứ

miệt mài hiến lời hèn mọn, chẳng qua để giãi bày tấc lòng thành của đứa con
túng quẫn mong được trở về nhà, cũng như mong rửa sạch cái tội báng pháp
trước đây đó thôi!

39


* Người thông minh đời nay tuy học Phật pháp, nhưng chưa thân cận

khắp các thiện tri thức, đa phần chuyên trọng lý tánh, bài bác, vứt bỏ nhân
quả và những chuyện tu hành về mặt Sự. Đã bác Sự Tu, nhân quả thì lý tánh
cũng mất. Bởi thế, thường có hạng tài cao, ngôn từ kinh động cả quỷ thần,
nhưng xét đến hành vi lại chẳng khác gì bọn vô tri vô thức đầu đường xó
chợ. Gốc bệnh đều là do bác Sự Tu và nhân quả gây ra cả, khiến cho bậc
thượng trí uổng công nảy lòng thương xót, kẻ hạ ngu bắt chước làm càn
theo. Ấy là dùng thân mình báng pháp, tội lỗi vô lượng.


* Biết chẳng khó, làm được mới khó. Đời có hạng người rỗng tuếch,

nghe được lý “tâm, Phật, chúng sanh cả ba không sai biệt”, hoặc do duyệt
kinh sách bên Giáo, tham thiền, ngộ được lý này, liền cho rằng mình giống
như Phật, cần gì phải tu phải chứng, bèn phóng túng tâm ý, đối với hết thảy
cảnh duyên lầm lạc bảo: “Sáu trần chính là Giác, tham - sân - si chính là
Giới - Định - Huệ, cần gì phải chế tâm nhiếp thân, không dây mà tự trói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.