ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 56

Nếu như biết thân người khó được, Phật pháp khó nghe, pháp môn Tịnh

Ðộ lại càng khó gặp. Nay mình may được thân đại trượng phu, lại được nghe
pháp môn Tịnh Ðộ khó tin nhất, dám đâu để quang âm hữu hạn bị tiêu hao
hết sạch bởi sắc, thanh, của cải, lợi lộc, để rồi vẫn sống thừa, chết uổng như
cũ, vẫn lại trầm luân lục đạo, không ngày thoát ra ư?

Hãy đem ngay một chữ Tử dán vào trán. Hễ những cảnh chẳng nên tham

luyến hiện ra liền biết đấy chính là vạc sôi, lò than của chính mình, quyết sẽ
chẳng đến nỗi như con thiêu thân đâm đầu vào lửa, cam chịu đốt mình! Với
những sự mình phải nên làm sẽ biết đấy là thuyền từ để thoát khổ, quyết sẽ
chẳng đến nỗi gặp việc nhân bèn thoái thác, thấy việc nghĩa chẳng làm! Như
thế thì trần cảnh sẽ là duyên để nhập đạo, há cần phải dứt sạch trần duyên
mới kham tu đạo chăng? Bởi đã làm chủ được tâm, chẳng bị cảnh chuyển thì
trần lao chính là giải thoát.

Vì thế, kinh Kim Cang mấy lượt dạy người tâm chẳng trụ tướng, phát

tâm độ tận hết thảy chúng sanh, nhưng chẳng thấy ta là người độ, chúng
sanh là người được độ và tướng thọ giả của vô dư Niết Bàn để đắc thì mới là
thật sự hành Bồ Tát đạo. Nếu thấy có ta là người độ, chúng sanh được độ và
vô dư Niết Bàn là pháp để độ thì tuy là độ sanh, nhưng chưa thể khế hợp đạo
Nhất Thừa Thật Tướng. Vì chẳng thấu rõ bản thể của chúng sanh là Phật,
Phật tánh bình đẳng, vọng khởi phàm tình, thánh giải đến nỗi lợi ích vô vi
biến thành công đức hữu vi. Huống hồ là tham luyến, dính chặt vào thanh,
sắc, của cải, lợi lộc ư?

* Niệm Phật chẳng thể thuần nhất thì phải chế tâm, chẳng để nó chạy

theo bên ngoài. Lâu ngày sẽ tự được thuần nhất. Nói “thành phiến” (tâm
biến thành một phiến, một khối) nghĩa là thuần nhất, không tạp vậy.

* Sơ tâm niệm Phật, lúc còn chưa tự chứng tam muội, ai lại chẳng có
vọng niệm? Cốt sao tâm thường giác chiếu, chẳng chuyển theo vọng. Ví như
quân hai bên đối đầu nơi chiến lũy, ắt phải giữ vững thành quách bên mình
chẳng để quân giặc xâm phạm chút nào, chờ lúc giặc vừa phát tác, mình liền
nghênh địch, đánh trả, ắt phải dùng quân Chánh Giác bao vây bốn mặt khiến
địch không lối lên trời, không nẻo chui xuống đất. Chúng nó sợ bị tận diệt
bèn khuất phục, quy hàng.

Ðiều tối yếu là chủ soái chẳng hôn trầm, chẳng lười nhác, luôn luôn tỉnh

táo mà thôi. Nếu một phen hôn trầm, lười nhác thì chẳng những không diệt
được giặc, trái lại còn bị giặc diệt. Vì thế người niệm Phật chẳng biết nhiếp
tâm thì càng niệm, càng sanh vọng tưởng. Nếu nhiếp được tâm thì vọng
niệm sẽ dần dần mỏng nhẹ, cho đến hết sạch. Vì thế bảo:

Học đạo do như thủ cấm thành,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.