ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 54

* Phát Nguyện Văn, văn tuy rộng lớn, nhưng phải chân thật phát nguyện

từ nơi tâm mới gọi là Nguyện. Nếu không, tâm - miệng trái nhau, gọi là
Nguyện sao được? Muốn nguyện [được phước báo] trong hiện đời cũng
chẳng ngại gì. Muốn được phước huệ, đông con lắm cháu thì cứ cầu bằng
cách chất chứa thật nhiều âm đức, rộng hành các phương tiện.


* Niệm Phật chẳng thể bỏ qua hồi hướng. Hồi hướng chính là dùng

miệng để phát khởi tín nguyện. Nhưng chỉ nên hồi hướng sau khi hoàn tất
khóa tụng sáng tối và sau khi niệm Phật, tụng kinh giữa ngày xong. Niệm
Phật thì nên niệm từ sáng đến tối chẳng gián đoạn, chỉ cần trong tâm có ý
niệm nguyện được vãng sanh là đã luôn hồi hướng. Nếu cứ theo nghi thức
tụng văn hồi hướng sẽ chẳng luôn luôn được như vậy. Các kinh Ðại Thừa,
kinh nào cũng đều dạy chúng sanh thẳng đến Phật đạo; chỉ hận người tụng
chẳng thành tâm niệm tụng, đến nỗi chẳng được lợi ích hoàn toàn.


* Trong sinh hoạt hằng ngày, với tất cả những việc thiện nhỏ nhoi và các

thiện căn tụng kinh, lễ bái đều đem những công đức ấy hồi hướng vãng sanh.
Như thế thì hết thảy hạnh môn đều là Trợ Hạnh của Tịnh Ðộ. Giống như các
hạt bụi tụ thành đất, các dòng chảy dồn lại thành biển rộng lớn sâu thẳm, ai
có thể cùng tận được nổi!

Nhưng phải phát Bồ Ðề tâm, thệ nguyện độ sanh, tất cả công đức tu trì

hồi hướng cho khắp bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sanh, như lửa thêm dầu,
như mạ gặp mưa. Ðã kết sâu pháp duyên cùng hết thảy chúng sanh thì sẽ
mau thành tựu hạnh Ðại Thừa thù thắng của chính mình. Nếu chẳng biết
nghĩa này thì chỉ là sự hiểu biết của phàm phu, Nhị Thừa, dù tu diệu hạnh
chỉ cảm được quả báo thấp kém!


* Nên phát nguyện vào lúc niệm Phật sáng chiều xong (với pháp Thập

Niệm sáng chiều cũng phải niệm Phật trước rồi mới phát nguyện). Hoặc là
dùng bài Tiểu Tịnh Ðộ Văn [để phát nguyện]. Nếu thân tâm rảnh rỗi thì nên
đọc bài Tịnh Ðộ Văn do Liên Trì đại sư soạn. Bài này văn từ, nghĩa lý châu
đáo, hay nhất xưa nay. Phải biết rằng phát nguyện đọc văn là nương theo văn
để phát nguyện, chứ chẳng phải chỉ đọc qua một lượt là đã phát nguyện đâu!

* Với công khóa mỗi ngày, công khóa nào cũng đều nên hồi hướng cho
pháp giới chúng sanh. Nếu đem công khóa này hồi hướng cho việc này,
công khóa kia hồi hướng cho việc kia thì chẳng phải là không được, nhưng
phải có lời phổ đồng hồi hướng thì mới tương hợp với ba thứ hồi hướng.
Ba thứ hồi hướng là:
- Một là hồi hướng về Chân Như Thật Tế, tâm tâm khế hợp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.