thể không biết điều này! Nhiễu niệm một khắc rưỡi rồi ngồi thầm niệm. Ước
chừng một khắc lại niệm Phật ra tiếng.
Niệm xong, quỳ niệm Phật mười lần. Quan Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh
Ðại Hải Chúng, mỗi danh hiệu niệm ba lượt. Sau đấy mới niệm Phát Nguyện
Văn. Người tại gia ngại thất nhỏ khó nhiễu niệm thì đứng, quỳ hay ngồi
niệm đều được. Chỉ nên án theo tinh thần mình mà định, bất tất phải nhờ
người khác lập pháp tắc cho mình.
* Niệm Phật tuy quý ở tâm niệm, nhưng chẳng thể bỏ miệng tụng. Vì
ba thứ thân - khẩu - ý hỗ trợ nhau. Nếu tâm ức niệm, nhưng thân chẳng lễ
kính, miệng chẳng trì tụng thì cũng khó được lợi ích. Thế gian nhấc vật
nặng còn phải dùng tiếng [hò reo] để trợ lực, huống là muốn nhiếp tâm để
chứng tam muội ư?
Vì thế, kinh Ðại Tập nói: “Niệm lớn thấy Phật lớn. Niệm nhỏ thấy Phật
nhỏ”. Cổ đức bảo: “Niệm lớn tiếng sẽ hiện thân Phật lớn. Niệm nhỏ tiếng sẽ
hiện thân Phật nhỏ”. Hàng phàm phu đầy dẫy triền phược, tâm nhiều hôn
trầm, nếu chẳng nhờ vào sức thân khẩu lễ niệm mà mong được nhất tâm thật
chẳng thể được!
* Hòa Thượng Thiện Ðạo là hóa thân của đức Di Ðà, có đại thần thông,
có đại trí huệ, nhưng khi hoằng khai, xiển dương Tịnh Ðộ, Ngài chẳng luận
đến chỗ huyền diệu, chỉ chú trọng vào những điểm chân thật, thiết thực, bình
thường để dạy người tu trì. Thuyết Chuyên Tạp Nhị Tu (hai đường lối
chuyên tu và tạp tu) của Ngài dạy lợi ích vô cùng.
Chuyên Tu nghĩa là thân nghiệp chuyên lễ (đi nhiễu và trong hết thảy
chỗ đều chẳng phóng dật thì là thân nghiệp chuyên lễ), khẩu nghiệp chuyên
xưng (hễ trì tụng kinh chú đều chí tâm hồi hướng, cũng có thể gọi là chuyên
xưng), ý nghiệp chuyên niệm. Như thế thì vãng sanh Tây Phương vạn người
chẳng sót một.
Tạp Tu là kiêm tu các thứ pháp môn, hồi hướng vãng sanh. Do tâm
chẳng thuần nhất nên khó được lợi ích; trong trăm người họa may được một
hai, trong ngàn người may ra được ba bốn người vãng sanh! Ðấy là lời chân
thành phát xuất từ miệng vàng, là lời phán định chắc như sắt ngàn đời chẳng
đổi được.