số thì cứ khẩn thiết niệm. Làm việc xong, lại nhiếp tâm nhớ số thì những ý
tưởng lông bông qua lại sẽ theo nhau gom về chuyên chú nơi một cảnh Phật
hiệu. Ðức Ðại Thế Chí nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc
tam-ma-địa, ấy là bậc nhất”. Kẻ lợi căn chẳng cần bàn đến, còn như bọn
độn căn ta bỏ cách Thập Niệm Ký Số này lại mong “nhiếp trọn sáu căn, tịnh
niệm tiếp nối” thật khó khăn lắm thay!
Lại phải nên biết rằng cách nhiếp tâm niệm Phật này chính là pháp
vừa cạn vừa sâu, vừa Tiểu vừa Ðại, chẳng thể nghĩ bàn! Chỉ nên ngửa tin
lời Phật, chớ vì mình chưa hiểu đến nơi đến chốn bèn sanh ngờ vực, đến
nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây phải mất, chẳng thể tự rốt ráo đạt được
lợi ích, thật là đáng buồn!
Chỉ nên lần chuỗi niệm Phật trong hai lúc: đi hoặc đứng. Nếu tịnh tọa
dưỡng thần, do tay động tinh thần chẳng thể an, lâu ngày thành bệnh. Pháp
Thập Niệm Ký Số này, đi, đứng, nằm, ngồi đều thực hành được cả, nhưng
lúc nằm chỉ nên niệm thầm, chẳng được niệm ra tiếng. Nếu niệm ra tiếng thì
một là chẳng cung kính, hai là bị tổn khí. Hãy nhớ kỹ, nhớ chắc!
* Ðã có lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, phải nên chí tâm chấp trì
sáu chữ thánh hiệu “nam mô A Di Ðà Phật”. Bất luận đi, đứng, nằm, ngồi,
nói năng, im lặng, mặc áo, ăn cơm, và đại tiểu tiện v.v... đều chẳng lìa sáu
chữ hồng danh (hoặc trì bốn chữ cũng được). Cần phải niệm sao cho toàn
tâm là Phật, toàn Phật là tâm, tâm Phật chẳng hai, tâm Phật nhất như. Nếu có
thể niệm tại đâu chú tâm tại đó, niệm đến cùng cực, tình mất sạch, tâm
không, Phật hiện, sẽ chứng được tam muội ngay trong đời này. Ðến lúc lâm
chung, sanh trong Thượng Thượng Phẩm, có thể nói là đã hoàn tất sự tu trì
đến cùng cực vậy.
* Lúc niệm Phật nên tùy nghi. Nay trong Niệm Phật đường của các tùng
lâm đều niệm kinh A Di Ðà xong thì niệm chú Vãng Sanh ba biến hoặc một
biến, rồi mới xướng kệ niệm Phật. Tán kệ xong, niệm tiếp “nam mô Tây
Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Ðà Phật” rồi nhiễu niệm. Phải đi
nhiễu từ Ðông sang Nam, từ Tây sang Bắc. Ðấy là thuận tùng, là tùy hỷ.
Thuận tùng mới có công đức. Tây Vực trọng nhất là đi nhiễu. Ở phương này,
cùng thực hành cả hai cách lễ bái và đi nhiễu. Nếu đi từ Ðông sang Bắc, từ
Tây sang Nam thì là “phản nhiễu” (đi nhiễu ngược chiều) sẽ mắc tội, chẳng