bình thường. Ấy là: “Niệm ở đâu sẽ ở đó. Ngay thẳng cũng do đấy, mà điên
đảo cũng bởi đấy”.
* Ðối với những điều như: Muốn tâm chẳng tham sự vật bên ngoài,
chuyên niệm Phật nhưng chẳng thể chuyên, cứ toan chuyên chuyện khác;
chẳng thể niệm, cứ muốn niệm những sự khác; chẳng thể nhất tâm, cứ muốn
nhất tâm nơi chuyện khác v.v... thì chẳng có pháp tắc kỳ đặc, áo diệu nào
khác cả; cứ lấy một chữ Tử dán ngay trên trán, rủ xuống tận lông mày, tâm
luôn nghĩ:
“Ta là người nào mà từ vô thỉ mãi cho đến đời này đã tạo ác nghiệp vô
lượng, vô biên. Giả sử ác nghiệp có thể tướng thì tận mười phương hư không
chẳng thể chứa đựng nổi. Ðời trước do may mắn nào, nay được thân người,
lại được nghe Phật pháp. Nếu chẳng nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây
Phương, khi một hơi thở ra chẳng trở lại, quyết sẽ phải thọ khổ trong vạc sôi,
lò than, rừng gươm, núi đao nơi địa ngục, chẳng biết phải trải qua mấy kiếp.
Dù thoát địa ngục, lại đọa vào ngạ quỷ, bụng to như biển cả, họng bé
như chiếc kim, đói khát bao kiếp dài lâu. Trong họng lửa cháy, chẳng được
nghe đến tên chất tương hay nước, khó được no lòng chốc lát. Từ ngạ quỷ
ra, lại làm súc sanh: bị người cưỡi cổ, hoặc gieo thân vào bếp núc nhà người.
Dù được làm người, cũng ngu si, vô trí, coi tạo nghiệp là đức năng, coi tu
thiện là gông cùm. Chẳng qua mấy mươi năm lại bị đọa lạc; trải qua kiếp số
nhiều như cát bụi luân hồi lục đạo. Dù có muốn xuất ly, cũng chẳng biết làm
sao!”.
Nghĩ được như thế thì những việc mong muốn nói trên sẽ thành tựu
được ngay. Bởi thế, ông Trương Thiện Hòa, Trương Chung Quỳ, lâm chung
tướng địa ngục hiện, niệm Phật mấy tiếng liền tận mắt thấy Phật đến tiếp dẫn
vãng sanh. Lợi ích như thế, trăm ngàn vạn ức pháp môn khác trong cả một
đời giáo hóa của Ðức Phật đều không có. Tôi thường nói: “Cửu giới chúng
ta rời pháp này thì trên là chẳng thể viên thành Phật đạo. Mười phương chư
Phật bỏ pháp này thì dưới là chẳng thể lợi khắp quần sanh” chính là vì lẽ
này.
* Nếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết,
tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng
chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên
lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm