ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 49

Nếu muốn lễ bái nhiều hơn thì khi trở về chỗ, sẽ lễ Phật bao nhiêu lạy

đó, xưng danh Bồ Tát chín lượt, lễ chín lạy. Lễ xong, phát nguyện hồi
hướng. Hoặc lễ bái lúc niệm xong công khóa, miễn sao tiện cho mình là
được. Nhưng phải khẩn thiết, chí thành, đừng làm lếu láo, qua loa. Bồ đoàn
chẳng được cao quá, cao là chẳng cung kính!

Nếu như công việc bộn bề, không lúc rảnh rỗi, thì sáng tối sau khi rửa

ráy, súc miệng xong, nếu có tượng Phật thì nên lễ Phật ba lạy, đứng ngay,
niệm nam mô A Di Ðà Phật. Hết một hơi là một niệm. Niệm đến mười hơi
liền niệm Tiểu Tịnh Ðộ Văn, hoặc chỉ niệm bốn câu kệ “nguyện sanh Tây
Phương Tịnh Ðộ trung...”.
Niệm xong, lễ Phật ba lạy, lui ra.

Nếu không có tượng Phật thì hướng về Tây xá lạy, chiếu theo cách trên

mà niệm. Ðây là phép Thập Niệm do ngài Từ Vân Sám Chủ đời Tống vì
hàng vương giả, đại thần quá bận rộn việc triều chánh, không rảnh để tu trì
mà lập ra. Vì sao dạy niệm hết một hơi? Là vì chúng sanh tâm tán loạn, lại
không rảnh để chuyên niệm. Lúc niệm như vậy, họ sẽ mượn khí để nhiếp
tâm, tự tâm chẳng tán. Phải tùy theo hơi dài hay ngắn, chẳng được cưỡng
niệm cho nhiều đến nỗi tổn khí.

Lại chỉ nên niệm mười hơi, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi hơi.

Niệm nhiều hơi cũng tổn khí. Vì tán tâm niệm Phật khó được vãng sanh nên
pháp này khiến cho tâm quy một chỗ, nhất tâm niệm Phật, quyết định vãng
sanh. Số câu niệm tuy ít, công đức rất sâu. Người cực nhàn, kẻ cực bận đều
có pháp tắc. Còn kẻ nửa nhàn, nửa bận hãy tự nên châm chước để lập thành
pháp tắc tu trì.


* Một pháp Niệm Phật chính là diệu pháp bậc nhất để bỏ trần lao, quay

về giác, phản bổn quy nguyên. Ðối với người tại gia, pháp này lại càng thân
thiết. Vì người tại gia, thân trong lưới trần, công việc đa đoan, đối với những
việc như nhiếp tâm tham thiền, tụng kinh trong tịnh thất... do hoàn cảnh sẽ
chẳng làm được nổi hoặc chẳng đủ sức. Chỉ có mình pháp Niệm Phật là
thuận tiện nhất.

Sáng tối đối trước Phật, tùy phận, tùy sức lễ bái, trì niệm, hồi hướng,

phát nguyện. Ngoài ra thì đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, động, tịnh,
mặc áo, ăn cơm, hết thảy thời, hết thảy chỗ đều niệm được cả. Nhưng ở nơi
sạch sẽ, lúc cung kính thì niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được. Còn như ở
những nơi chẳng sạch sẽ (như vào nhà tiêu chẳng hạn) hoặc nhằm lúc chẳng
cung kính (chẳng hạn như đang nằm ngủ, tắm gội...) chỉ nên niệm thầm,
chẳng nên niệm ra tiếng, chứ chẳng phải là ở những chỗ ấy, nhằm lúc ấy,
không được niệm!

Nằm ngủ niệm ra tiếng thì chẳng những không cung kính, lại còn bị tổn

khí, lâu ngày thành bệnh. Công đức niệm thầm giống hệt công đức niệm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.