ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 47

* Ước theo những cách giảng dạy thông thường thì còn trong địa vị

phàm phu muốn liễu sanh thoát tử thật chẳng phải chuyện dễ. Nếu ước theo
pháp môn đặc biệt tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ thì ngay trong
hiện đời ắt được liễu thoát. Nếu như đầy đủ tín thật, nguyện thiết thì trong
vạn người nhất định chẳng sót một ai. Chúng sanh đời mạt chỉ có mỗi một
pháp này đáng để nương cậy. Bởi thế, khi vận mạng đạo pháp ngày càng suy
giảm thì pháp này càng thích đáng căn cơ, thiện tri thức càng đề xướng thiết
tha. Chân thật tu trì liền được vãng sanh, là điều chứng nghiệm từng thấy.

* Pháp môn Tịnh Ðộ lấy ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh làm tông. Có tín
nguyện thì chẳng luận tu hành nhiều - ít, cạn - sâu đều được vãng sanh.
Không tín nguyện dẫu đạt đến địa vị cả Năng lẫn Sở cùng mất, hồi thoát căn
trần thì cũng khó được vãng sanh.

Nếu như thật sự đạt được Thật Lý Năng lẫn Sở cùng mất, hồi thoát căn

trần, có thể cậy vào tự lực để liễu sanh thoát tử thì chẳng phải bàn đến nữa.
Nhưng nếu công phu chưa thấy được lý này, vẫn còn chưa thật chứng, nếu
không có tín nguyện, cũng khó vãng sanh.

Thiền gia giảng Tịnh Ðộ quy về Thiền tông, bỏ qua tín nguyện. Nếu thật

sự y theo đó mà tu, họa may được khai ngộ, nhưng chưa đoạn Hoặc nghiệp,
muốn liễu sanh tử thì có mơ cũng mơ chẳng được. Bởi phàm phu vãng sanh
là do tín nguyện cảm Phật, nên có thể nương vào Phật từ lực đới nghiệp
vãng sanh. Nay đã chẳng sanh tín nguyện, lại toan đem Phật lẫn cõi nước
quy hết vào tự tâm, làm sao cảm Phật được? Cảm ứng chẳng phù hợp thì
chúng sanh là chúng sanh, Phật là Phật, biến pháp Hoành Siêu (siêu việt tam
giới theo chiều ngang) thành pháp Thụ Xuất (thoát tam giới theo chiều dọc),
được lợi thì ít nhưng lại bị tổn hại rất sâu! Chẳng thể không biết điều này!

Ðược lợi là do tuân theo thuyết ấy, họa chăng được khai ngộ. Còn bị tổn

hại là do bỏ đi tín nguyện sẽ không cách chi nhờ vào Phật từ lực được. Bởi
vậy, tôi bảo: “Người thực sự tu Tịnh Ðộ chẳng được dùng đến lời khai thị
của nhà Thiền, vì tông chỉ của pháp môn bất đồng vậy”.

ẤN QUANG ÐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC, HẾT PHẦN I

(dịch xong ngày 13 tháng 12 năm 2003)

---o0o---

PHẦN

2

III. CHỈ DẠY PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.