* Người học đạo nặng đạo niệm một phần, sẽ nhẹ phàm tình một
phần, đó là lẽ tất nhiên! Người chưa đoạn Hoặc phải thường nỗ lực. Nếu
một phen phóng túng, bệnh cũ nhất định sẽ tái phát. Người đã đoạn sạch
Kiến Tư Hoặc mới nên tùy ý hành động, chẳng cần phải kiềm chế, gìn
giữ!
* Tâm tham - sân - si ai nấy đều có. Nếu biết đó là bệnh, thế lực của
chúng sẽ khó lừng lẫy được. Ví như giặc vào nhà người, nếu chủ nhân
nhà ấy tưởng là người trong nhà thì đồ trân báu của cả nhà sẽ bị nó lén
trộm mất sạch. Nếu biết nó là giặc, sẽ chẳng cho nó ở lại nhà mình dù chỉ
một khắc, ắt phải đuổi nó đi thật xa khuất mắt, mới hòng tài bảo chẳng bị
mất, chủ nhân yên vui.
Cổ đức bảo: “Bất phạ niệm khởi, đản phạ giác trì” (Chẳng sợ niệm
khởi, chỉ e biết chậm). Tham - sân - si vừa khởi lập tức biết ngay, nó sẽ lập
tức tiêu diệt. Nếu coi tham - sân - si là ông chủ chánh trong nhà mình sẽ
giống như nhận giặc làm con, của báu trong nhà ắt phải tiêu tán hết!
* Bị cảnh chuyển là sức “tháo trì” còn nông cạn. Vui - giận dấy động
bên trong hiện thành vẻ tốt - xấu ngoài mặt. “Tháo trì” có nghĩa là hàm
dưỡng. Nếu coi trọng chánh niệm thì mọi thứ khác đều xem nhẹ. Vì thế,
người thật sự tu hành phải mài luyện trong trần lao, khiến cho phiền não, tập
khí dần dần bị tiêu diệt thì mới là công phu thực sự.
* Hãy để chuyện đối trị tập khí, phiền não trong tự tâm lại đó khoan bàn
tới. Chỉ hành trì ngoài mặt, công phu bên trong trống rỗng; trái lại còn sanh
ngã mạn, coi công - lợi là đức thì càng bị tổn hại nhiều! Ví như ăn cơm phải
có rau dưa phụ trợ, lại cũng như thân thể phải dùng áo mão để trang hoàng.
Nơi con đường đạo tu hành dài lâu để liễu sanh tử, sao lại muốn thâm nhập
một môn, phế sạch các môn khác? Phế sạch các môn khác, chỉ lo đả thất
16