* Người niệm Phật đối với sự sự phải trung thứ, tâm tâm luôn đề phòng
tội khiên. Biết lỗi liền sửa, thấy điều nghĩa mạnh mẽ làm ngay thì mới hợp
với Phật. Người như thế quyết định vãng sanh. Nếu chẳng như thế là trái
nghịch với Phật, quyết khó cảm thông!
* Kinh Pháp Hoa nói: “Tam giới không yên, hệt như nhà cháy. Các khổ
đầy dẫy, thật đáng kinh sợ”. Vì thế, để thành tựu con người, trời phải có
khổ, có vui, có nghịch, có thuận, có phước, có họa, vốn chẳng nhất định.
Nhưng người trong hoàn cảnh ấy nếu có cái nhìn thấu suốt sẽ thấy không
khổ, không vui, không nghịch, không thuận, không họa, không phước. Vì
thế, quân tử vui biết mệnh trời, trên chẳng oán trời, dưới chẳng trách người,
an vui theo hoàn cảnh, không lúc nào là chẳng tự tại tiêu dao!
Vì thế họ chẳng phú quý mà hành như đang hưởng phú quý (chữ Hành ở
đây hàm ý ung dung, tự tại. Phú là cứu giúp khắp mọi người bần cùng. Quý
là tận tụy với vua, giúp đỡ dân), chẳng bần tiện mà hành như bần tiện (nếu
trong nhà không tiền của, thân chưa ra làm quan thì thanh bần giữ khí tiết,
chẳng dám làm bậy), chẳng phải mọi rợ mà hành xử như mọi rợ (ý nói: Nếu
vì lòng tận trung bị sàm tấu, bị vua biếm truất ra miền xa như các tỉnh Vân
Nam, Quý Châu, Lưỡng Quảng (Quảng Ðông - Quảng Tây), Hắc Long
Giang v.v... thì tâm bình, khí hòa, trên chẳng oán vua, dưới chẳng hận người
sàm tấu, tự coi mình giống như người dân đang sống tại những vùng
ấy), chẳng hoạn nạn mà hành như đang hoạn nạn (nếu như chẳng những bị
đày, còn bị trừng phạt. Nhẹ thì bị đánh đập, giam cầm, nặng thì bị chém đầu,
phanh thây, hoặc đến nỗi diệt tộc. Nhưng vẫn cứ chẳng oán vua, chẳng hận
gian đảng. Nếu tự mình làm được như thế, khi gặp người gieo vạ còn giữ
được như thế, huống hồ khi trời gieo vạ, há có nên oán hận chăng? Người
như vậy người yêu mến, trời bảo vệ, ngay trong đời này hoặc trong đời sau,
hoặc con cháu người đó nhất định sẽ hưởng phước báo vô cùng xứng với
đức ấy).
* Phàm là người bỏ lỗi theo lành và tu Tịnh nghiệp, chỉ quý ở chỗ chân
thành, tối kỵ giả dối. Chẳng được ngoài mặt phô trương cái danh làm lành tu
hành, trong lòng bất trung, bất thứ. Ông Cừ Bá Ngọc năm năm mươi tuổi
thấy bốn mươi chín năm trước mình toàn làm quấy. Có vậy mới mong thành
thánh, thành hiền, học Phật, học Tổ, là bậc danh giáo công thần, là con đích
thực của đức Như Lai. Vì thế, tôi chẳng quan tâm đến kẻ Tăng, người tục ấy
là thành đạt hay cùng quẫn chi cả!
* Niệm Phật cầu sanh Tây Phương, phải biết nhân hiểu quả. Hành vi nơi
thân, ý niệm nơi tâm phải hợp với Phật. Nếu trái nghịch Phật, dù có niệm