Ở nơi đây chưa có sách Công Quá Cách, nhưng theo tôi thấy, chỉ nên
chú trọng lòng thành, giữ lòng kính, trong suốt mười hai thời, chẳng có một
niệm hời hợt, một tướng lười nhác, xao nhãng. Ðối xử với thế nhân chỉ giữ
lòng trung thứ (trung hậu và khoan dung)thì tự nhiên trong hết thảy lúc, hết
thảy chỗ, ác niệm chẳng thể khởi từ đâu được. Giả như do túc tập sai khiến,
ngẫu nhiên ác niệm phát sanh, vì luôn ôm ấp lòng thành kính, trung thứ, sẽ
tự có thể hễ niệm khởi liền nhận biết ngay. Hễ đã giác thì ác niệm liền
không, quyết chẳng đến nỗi để nó tăng trưởng khiến cả ba nghiệp phải xuôi
theo.
Sở dĩ kẻ tiểu nhân dối làm lành chứ thật sự là làm ác, là do nghĩ rằng
người khác chẳng biết tới. Họ chẳng hiểu rằng người chẳng biết họ chỉ là
những phàm phu trong thế gian mà thôi! Nếu là bậc thánh nhân đắc đạo, cố
nhiên sẽ biết họ tường tận. Thiên địa, quỷ thần dù chưa đắc đạo, nhưng do
được báo Tha Tâm Thông nên cũng sẽ biết họ tường tận. Huống hồ là Thanh
Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật! Tha Tâm Ðạo Nhãn của các vị ấy thấy
trọn tam thế như nhìn vật đang đặt trong lòng bàn tay. Muốn không ai biết
thì chỉ có mình không biết mới được mà thôi!
Nếu chính mình đã biết thì tất nhiên thiên địa, quỷ thần, Phật, Bồ Tát
v.v... không vị nào là chẳng biết, chẳng thấy cả! Nếu biết nghĩa này, dù ở
trong phòng tối, nhà kín cũng chẳng dám biếng trễ, xao nhãng; dù ở nơi
người khác không biết đến vẫn chẳng dám manh nha làm ác bởi thiên địa,
quỷ thần, chư Phật, Bồ Tát đều biết. Nếu chẳng biết hổ thẹn nhưng hiểu
được nghĩa này rồi thì cũng sẽ hổ thẹn không cùng vậy; huống hồ là người
chân thật tu hành ư?
Vì thế muốn ít phạm lỗi thì phải bắt đầu từ chỗ sợ thánh phàm cùng biết,
cùng thấy. Xem gương tiên triết ăn canh, nhìn tường, dù ở một mình hành vi
chẳng cẩu thả, chẳng thẹn với bóng áo
20
, vẫn còn là những cách nói thiển
cận ước theo sự thấy biết của thế gian đó thôi! Thật ra, bản thể tâm ta cùng
bản thể mười phương pháp giới tương hợp khít khao. Do ta mê nên sự thấy
biết bị hạn cuộc trong một thân. Mười phương pháp giới thánh nhân triệt
chứng pháp giới tạng tâm sẵn có trong tự tâm nên hết thảy hữu tình trong
pháp giới khởi tâm động niệm, các ngài đều hay biết cả. Vì sao thế? Do cùng
bẩm thọ Chân Như, tự - tha chẳng hai vậy. Nếu biết nghĩa này thì sẽ tự sợ
hãi, kiêng dè, giữ lòng thành kính, thoạt đầu phải gắng sức dứt vọng, lâu
ngày vọng sẽ chẳng khởi được nữa.
* Việc giảm thiểu lầm lỗi thật sự là công phu thiết yếu của cả Nho lẫn
Phật. Ông Cừ Bá Ngọc đến năm năm mươi tuổi, thấy cả bốn mươi chín năm
trước mình đều sai trái. Nếu ai nói muốn bớt lỗi nhưng chưa làm được, [thì
nên biết là] phải thật sự dụng công nơi ý, chứ chẳng phải hễ thân khẩu vừa