ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 72

trống trải, nhiễu loạn hành vi của họ ngõ hầu tâm họ khởi tánh Nhẫn, tăng
trưởng [khả năng làm được] những điều mình chưa thể làm được”
. Do đó,
ta biết rằng những người được trời thành tựu phần nhiều gặp nghịch cảnh,
con người chỉ nên thuận theo mạng trời nhận lãnh [nghịch cảnh].

Cái “trách nhiệm lớn” Mạnh Tử đã nói đó chỉ là tước vị trong thế gian

mà còn phải lo buồn, vất vả như thế mới khỏi phụ lòng trời. Huống chi bọn
ta là phàm phu sát đất muốn trên thì tiếp nối đạo giác của đấng Pháp Vương,
dưới thì giáo hóa pháp giới hữu tình, nếu chẳng bị nghèo đói thử thách đôi
chút thì Phàm Hoặc ngày thêm lừng lẫy, Tịnh nghiệp khó thành, mê muội
bổn tâm, vĩnh viễn chìm đắm trong ác đạo đến tận đời vị lai, không thời gian
nào mong thoát khỏi được! Cổ đức nói:

Bất kinh nhất phiên hàn triệt cốt,
Tranh đắc mai hoa phác tỵ hương,
(Chẳng trải một phen lạnh thấu xương,
Dễ đâu hoa mai thơm ngát mũi!)
Chính là nói về ý này vậy.
Chỉ nên chí tâm niệm Phật để tiêu nghiệp cũ, trọn chẳng nên khởi tâm

phiền bực, oán trời trách người, bảo là nhân quả hư huyễn, Phật pháp chẳng
thiêng!


* Ông Cừ Bá Ngọc đến tuổi năm mươi biết bốn mươi chín năm trước là

sai trái. Khổng Tử tuổi chừng bảy mươi, còn mong trời cho sống thêm vài
năm nữa để học Dịch hầu khỏi mắc lỗi lớn. Thánh hiền học hỏi không vị nào
là chẳng mong muốn hiểu đến chỗ rốt ráo. Các nho gia cận đại chỉ học từ
chương, chẳng bận tâm đến chánh tâm thành ý. Tuy suốt ngày đọc sách, trọn
chẳng biết ý lưu lại sách vở để răn đời của thánh hiền. Nếu lời nói, hành vi
của mình đem đọ với lời nói, hành vi của thánh hiền mà sáng - tối chẳng hợp
nhau, tròn - vuông chẳng khớp nhau, chẳng nên gấp suy xét tới từng điểm
sai biệt ẩn kín, nhỏ nhặt ư?

Kinh Phật dạy người ta thường hành sám hối ngõ hầu đoạn sạch vô

minh, viên thành Phật đạo. Dù địa vị đến bậc Ðẳng Giác như Di Lặc Bồ Tát
vẫn trong mười hai thời lễ thập phương chư Phật để mong hết sạch vô minh,
viên chứng Pháp Thân, huống những kẻ kém hơn Ngài [chẳng học theo vậy]
ư? Kẻ phàm phu sát đất khắp thân là nghiệp lực, chẳng sanh hổ thẹn, chẳng
tu sám hối, dù nhất niệm tâm tánh bình đẳng với Phật, nhưng do phiền não
ác nghiệp ngăn lấp nguồn tâm chẳng thể hiển hiện được.


* Ðối với việc dứt ác làm lành, dựa trên thực tế mà suy xét thì không gì

hay bằng Công Quá Cách. Nhưng nếu tâm chẳng thành kính, dù suốt ngày
ghi công, chép lỗi, cũng chỉ là hư văn!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.