ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 71

trời, vạn con sông in bóng. Dù nhỏ như một chước, một giọt nước, nơi nơi
đều hiện toàn bộ khuôn trăng. Nếu nước vừa đục vừa xao động, trăng chẳng
thể hiện phân minh.

Tâm chúng sanh như nước, nếu nhất tâm chuyên niệm Bồ Tát, Bồ Tát

liền ngay trong niệm ấy, sẽ ngầm hoặc hiển nhiên [gia hộ] khiến [người
niệm] được lợi ích. Nếu tâm chẳng chí thành, chẳng chuyên nhất thì cũng
khó cứu hộ. Nghĩa này rất sâu, hãy nên đọc bài Thạch Ấn Phổ Ðà Sơn Chí
Tự (bài tựa cho bản in thạch (lithography) cuốn Phổ Ðà Sơn Chí) trong Ấn
Quang Văn Sao sẽ biết.

Ngài có tên là Quán Thế Âm vì khi tu nhân, Ngài do quán và nghe nơi

tánh mà chứng viên thông và lúc đã đắc quả, Ngài xem xét âm thanh xưng
danh hiệu Ngài để ban cho sự cứu giúp. Vì thế Ngài tên là Quán Thế Âm.

Phổ Môn là đạo Bồ Tát rộng lớn không ngằn mé, tùy thuận khắp căn

tánh của hết thảy chúng sanh, khiến cho họ biết đường về nhà, chẳng lập
riêng một môn nào. Chẳng hạn, như trong đời có ngàn căn bệnh thì cũng
phải có vạn loại thuốc, chẳng thể chấp chặt vào một pháp nào. Tùy theo họ
mê nơi đâu và chỗ nào họ dễ ngộ mà Bồ Tát chỉ điểm cho. Như sáu căn, sáu
trần, bảy đại, pháp nào cũng có thể dùng để chứng viên thông. Vì thế bất cứ
pháp nào cũng là cửa để ra khỏi sanh tử, thành Chánh Giác. Vì thế gọi là
Phổ Môn. Nếu Bồ Tát chỉ ở Nam Hải thì chẳng đáng gọi là Phổ được!

---o0o---

3. Luận về việc gìn lòng lập phẩm


* Nếu cảnh ngộ chẳng tốt lành thì hãy nên nghĩ đến việc lùi một bước.

Hãy thử nghĩ, trong đời, người hơn ta cố nhiên là nhiều, người thua ta cũng
chẳng phải là ít. Chỉ mong chẳng đói chẳng lạnh, mong chi đại phú, đại quý?
Vui theo thiên mệnh, an vui với hoàn cảnh. Như vậy còn có thể chuyển
phiền não thành Bồ Ðề, huống hồ là chẳng chuyển nổi ưu khổ thành an lạc
sao?

Nếu tật bệnh triền miên thì nên đau đáu nghĩ thân là gốc khổ, sanh cực

chán lìa, tận lực tu Tịnh nghiệp, thề cầu vãng sanh. Chư Phật lấy khổ làm
thầy đạt thành Phật đạo. Chúng ta nên lấy bệnh làm thuốc, mau cầu xuất ly.
Phải biết rằng phàm phu đầy dẫy triền phược nếu không có các nỗi khổ: bần
cùng, tật bệnh v.v... sẽ suốt ngày rong ruổi trong trường thanh sắc danh lợi
chẳng hề thỏa. Trong lúc hiển hách, đắc ý, ai chịu quay đầu tưởng đến lúc
chìm đắm mai sau?

Mạnh Tử nói: “Trời muốn giao trách nhiệm lớn cho ai thì trước đó sẽ

khiến kẻ đó tâm chí khổ sở, gân xương mỏi mệt, thân thể đói khát, thân thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.