Chớ có nói: “Nếu tôi còn niệm Phật, chỉ sợ thình lình sẽ bị như thế”.
Chẳng biết rằng toàn thể chánh niệm của ông đã quy vào nỗi sợ, nên khí
phần xa cách Phật, tương thông với ma, chẳng phải Phật không thiêng! Do
tâm ông đã mất chánh niệm nên đến nỗi niệm Phật chẳng được lợi ích toàn
phần vậy!
Chỉ mong ông thấy chữ viết của Quang, bèn quyết liệt gột bỏ tâm trước.
Ông chỉ một chồng, một vợ còn lo nỗi gì? Dẫu cho nghiệp chướng hiện tiền,
sợ gì chẳng tiêu diệt được nó? Chỉ vì chẳng sợ nên giữ được chánh niệm,
thành ra làm việc gì cũng đích đáng, chân thần ổn định nên tà chẳng thể
xâm.
Nếu không, do tà chiêu tà, túc oán đổ tới, gặp sự không làm chủ được,
hành động hoàn toàn thất thố, chẳng đáng buồn ư? Tôi nay vì ông tính kế:
Hãy nên buông bỏ hoài bão, chẳng nên toan tính hết thảy mọi việc, chẳng
nên đảm đương, lo lắng mọi việc, chỉ sợ hành vi có tỳ vết, chẳng sợ họa
hoạn, quỷ thần.
* Nếu bệnh khổ đến hồi kịch liệt chẳng chịu đựng nổi thì ngoài việc sáng
chiều niệm Phật, hồi hướng ra, hãy chuyên tâm dốc chí niệm nam mô Quán
Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân trong sát-na, tầm thanh cứu
khổ. Người gặp cơn nguy cấp nếu có thể trì tụng, lễ bái Ngài thì không ai là
chẳng được cảm ứng, rủ lòng từ gia hựu khiến thoát khổ não, hưởng yên vui
vậy.
* Thầy thuốc dù giỏi cũng chỉ trị được bệnh, không trị được nghiệp. Như
Tử Trọng ruột bị loét nặng, thầy thuốc bảo không giải phẫu không xong. Bà
thím Tư của ông chẳng đành lòng nên chẳng chữa, cùng Ðức Chương liều
mạng niệm Phật, niệm kinh Kim Cang. Năm ngày khỏi bệnh. Bệnh này đáng
kể là cực nặng, cực nguy hiểm, nhưng chẳng chữa, sau năm ngày liền lành.
Bệnh điên của Tử Tường thuộc về túc nghiệp, bà thím Tư của ông do chí
thành lễ tụng, nửa năm liền khỏi.
Cha ông đã quy y Phật pháp, lẽ ra nên tin lời Phật, chẳng nên tin theo
thầy thuốc Tây, phải đến bệnh viện của họ để chữa. Nếu như hết thảy bệnh
đều phải được thầy thuốc trị mới lành, không thầy thuốc chẳng xong thì từ
thời cổ, hoàng đế và những kẻ phú quý lẽ ra vĩnh viễn không bệnh tật, cũng
vĩnh viễn chẳng bị tử vong. Thế nhưng kẻ bần tiện vừa ít bệnh vừa sống lâu,
người phú quý lắm bệnh lại thường đoản thọ. Ðó là vì cớ gì? Một là do mình
tự tạo thành bệnh, hai là thầy thuốc gây ra bệnh. Do hai công năng tạo tác
này, muốn thoát bệnh khổ có được hay chăng?
Mong ông thưa cho cha hiểu, bất tất phải lên Thượng Hải tìm thầy thuốc
Tây, cứ ở nhà cầu nơi đại y vương A Di Ðà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ tự