xuất ly, chẳng đáng buồn ư? Nguyện những đồng nhân của tôi gấp sanh
chánh tín.
* Một pháp Niệm Phật ước có bốn loại, nghĩa là: Trì Danh, Quán Tượng,
Quán Tưởng, Thật Tướng. Chỉ mỗi mình pháp Trì Danh thâu nhiếp căn cơ
rất rộng, hạ thủ dễ dàng nhất, chẳng đến nỗi bị ma sự!
Nếu muốn tu Quán, phải đọc kỹ Quán Kinh, hiểu sâu xa “tâm này làm
Phật, tâm này là Phật” và “tâm tịnh Phật hiện, cảnh chẳng phải đến từ bên
ngoài”, chỉ do tâm hiện, đừng sanh chấp trước. Ðã không chấp trước thì
cảnh càng thêm thâm diệu, tâm càng thêm tinh nhất. Làm được như vậy thì
quán tưởng được lợi ích chẳng nhỏ.
Nếu cảnh quán chẳng thuần thục, chẳng hiểu rõ Lý, dùng tâm gấp rút
vọng động muốn cảnh hiện gấp thì toàn thể đều là vọng, chẳng tương ứng
với cả Phật lẫn tâm, đọa vào ma thai. Nhân đó, vọng động muốn thấy cảnh
thì tâm càng thêm vọng động, ắt đến nỗi phát động oan gia trong nhiều đời
hiện ra những cảnh giới. Cái nhân ban đầu đã chẳng chân, làm sao biết được
cảnh ấy là do ma nghiệp hiện? Liền sanh đại hoan hỷ, tình thức chẳng tự yên
nên ma sẽ dựa thân, mất trí thành cuồng. Dù cho Phật sống hiện thân cứu độ,
cũng chẳng làm gì được! Nên tự lượng căn tánh, chớ toan tính chuyện cao
xa để đến nỗi mong được lợi hóa ra thành tổn hại!
Hòa Thượng Thiện Ðạo dạy: “Mạt Pháp chúng sanh thần thức chao
đảo, tâm thô cảnh tế, quán khó thành tựu. Cho nên đức Ðại Thánh thương
xót riêng khuyên nên trì danh vì xưng danh dễ, trì danh liên tục liền được
sanh”. Ðúng là Ngài sợ có kẻ chẳng khéo dụng tâm đến nỗi lạc vào cảnh
ma. Hãy tự xét kỹ! Hơn nữa, Trì Danh chí thành khẩn thiết cũng là một diệu
pháp để tiêu trừ ma cảnh vọng động. Hãy nên dốc kiệt tâm lực thực hành
mới nên!
* Chớ nói: Duyên tưởng một Ðức Phật công đức chẳng lớn bằng duyên
tưởng nhiều Ðức Phật. Phải biết rằng A Di Ðà Phật là Pháp Giới Tạng Thân,
công đức của tất cả mười phương pháp giới chư Phật, mình đức Phật A Di
Ðà đã hoàn toàn trọn đủ. Như các hạt châu nơi lưới của Thiên Ðế, ngàn hạt
châu in bóng trong một hạt châu, một hạt châu chiếu khắp ngàn hạt châu.
Nêu một gồm thâu toàn bộ, chẳng thiếu, chẳng dư!
Nếu là bậc Ðại Sĩ tu lâu, duyên cảnh rộng lớn chẳng ngại gì! Cảnh càng
rộng, tâm càng chuyên nhất. Nếu là kẻ sơ tâm mạt học, nếu duyên cảnh rộng
tâm thức sẽ phân tán, nhưng chướng sâu huệ cạn, rất có thể khởi các ma sự.
Cho nên đức Phật Thế Tôn ta và lịch đại chư Tổ đều dạy nhất tâm chuyên
niệm A Di Ðà Phật là vì lẽ ấy. Ðợi đến khi niệm Phật chứng được tam muội
thì trăm ngàn pháp môn, vô lượng diệu nghĩa thảy đều đầy đủ. Cổ nhân bảo: