ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 81

Chỉ nên gắng đạt Nhất Tâm, quản chi thấy Phật hay không? Nhất Tâm

rồi sẽ tự biết rõ. Nếu chẳng thấy Phật thì do công phu vượt tiến liền thấy, lại
càng thêm một dạ chuyên tu, trọn chẳng mắc lỗi hiểu lầm, chỉ được lợi ích
vượt trội.

Trong đời, kẻ chẳng hiểu lý mới tu trì chút ít đã mong mỏi quá phận

mình. Ví như mài gương, nếu bụi dơ đã hết, chắc chắn quang minh sẽ hiện
ra chiếu trời, soi đất. Nếu chẳng tận lực mài, cứ mong gương tỏa sáng, do
toàn thể là nhơ bẩn nên nếu có phát quang thì ánh sáng ấy cũng là ánh sáng
ma quái, chứ nào phải ánh sáng của gương!

Quang tôi chỉ sợ ông chẳng khéo dụng tâm, lỡ ra bị mất lợi lành, khiến

tín tâm người khác bị lui sụt, nên mới viết thư bày tỏ. Tổ Vĩnh Minh
nói: “Chỉ được thấy Di Ðà, lo chi không khai ngộ”. Nay tôi bắt chước Ngài
nói: “Chỉ mong đạt Nhất Tâm, lo gì thấy, chẳng thấy!” Biết vậy rồi thì hãy
nên dốc sức để tâm hợp với đạo của Phật vậy!


* Ðóng cửa Phương Tiện, cự tuyệt sự vụ chẳng cấp bách, thật là hữu ích.

* Khi bế quan dụng công, nên lấy “chuyên tinh bất nhị” làm chánh. Nếu

tâm được chuyên nhất sẽ tự được cảm thông chẳng thể nghĩ bàn. Lúc chưa
được Nhất Tâm, tâm chớ vọng động cầu cảm thông. Sau khi Nhất Tâm, nhất
định có cảm thông. Cảm thông thì tâm càng tinh nhất. Có thể nói là như
gương sáng đặt trên đài, hình đến liền hiện bóng, hình tự lăng xăng, can gì
đến ta? Tâm chưa chuyên nhất, đừng cầu cảm thông; bởi cái tâm cầu cảm
thông đó chính là một chướng ngại lớn bậc nhất cho việc tu đạo. Huống hồ
do vọng động mong cầu thái quá, rất có thể các ma sự khởi, phá hoại tịnh
tâm!


* Việc cắt máu chép kinh có thể hoãn lại đó, trước hết nên lấy nhất tâm

niệm Phật làm trọng. E rằng vì máu hao tinh thần suy nhược, lại hóa thành
chướng ngại. Thân có an thì đạo mới vượng. Còn thuộc địa vị phàm phu
đừng bắt chước khổ hạnh của bậc Pháp Thân Ðại Sĩ. Chỉ cần được nhất tâm
thì pháp nào cũng trọn vẹn hết!


* Ðối với pháp Quán Tưởng, nếu chẳng minh bạch về mặt Lý, quán cảnh

chưa thành thục thì chẳng được có tâm vọng động mong chóng đạt. Người
có chí trấn định chẳng dời tu pháp này thì tổn nhiều, ích ít. Còn Thật Tướng
Niệm Phật chính là diệu hạnh thuộc về đường lối chung trong hết thảy pháp
môn thuộc toàn bộ giáo pháp của đức Phật. Như Chỉ Quán bên Thiên Thai
Tông, tham cứu hướng thượng của nhà Thiền v.v... đều thuộc đường lối này
cả. Những pháp nói đó đều là niệm Ðức Phật tự tánh thiên chân....

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.