CHƯƠNG 36
Lão gác nhà thờ Börje Ekman không tin lắm vào điềm may mắn, tốt hay
xấu. Lão không tin gì ngoài bản thân mình, Chúa Cha, Chúa Con, luật pháp
và luật lệ. Nhưng với chính kiến của một người thứ ba không mấy mộ đạo,
có thể dự báo cuộc hội ngộ giữa lão với Anders Sát Thủ là điềm xấu. Lão
già mà sau này sẽ chỉ ước gì không xui xẻo đi vào con đường này, vốn là
nhân viên Bộ Lao Động. Bốn mươi năm không đổi công việc, dù tên sở làm
thì đã đổi vài lần. Lão tình nguyện làm công việc gác nhà thờ, nơi mà nay
đã thành Nhà Thờ Anders, với hy vọng Thánh Peter sẽ chiếu cố đến lão vào
Ngày Phán Xét. Trong ba thập kỷ, người đàn ông vỡ mộng chỉ ngồi bàn
giấy giết thời gian trong Bộ Lao Động. Hồi xưa lúc lão còn trẻ thì khác.
Lúc đó, lão làm việc kiếm tiền. Nhưng chưa hết. Lão phản đối thái độ
phóng túng của tụi nhân viên trong một phòng ban thuộc Bộ nơi lão làm
việc. Börje phát hiện ra rằng các nhân viên trong phòng tuyển dụng thường
xuyên không ở văn phòng. Họ lang bang khắp thành phố với mục đích tìm
khách hàng. Họ gọi đó là đi “gặp khách hàng”, “tạo quan hệ”, “xây dựng
lòng tin”. Theo Börje Ekman trẻ tuổi, chiến lược xắn tay áo lao động trực
tiếp này thật rõ vô dụng. Nghĩ thử coi: nếu không có ai giám sát, mấy nhân
viên này chắc chắn sẽ sà vào quán đánh vài chén. Rượu chè. Trong giờ làm
việc. Chúa ơi! Börje Ekman muốn phòng tuyển dụng đưa ra các chỉ số thất
nghiệp quốc gia dựa trên: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, dân số, giáo dục,
số liệu cụ thể đến từng người một. Muốn vậy cần một tổ chức rõ ràng, cấu
trúc chặt chẽ, nhân viên không bất hòa. Phòng tuyển dụng sẽ trở thành một
nơi làm việc tuyệt vời. Về lâu dài, kết quả là vô cùng khả quan. Chỉ nghĩ