“Ồ, có đó. Thường là sau một giờ sáng.” Họ nhìn nhau mỉm cười. Trong
bóng đêm nhìn không thấy rõ lắm nhưng họ có thể cảm nhận được. Gã tiếp
tân thừa nhận rằng câu gã mới hỏi nghe hơi ngu ngốc, nhưng nữ mục sư cố
lảng tránh trả lời. Johanna Kjellander ngáp, nói rằng bởi cô quên mất câu
hỏi là gì. “Mà anh hỏi lại lần nữa đi. Đằng nào thì cũng toi cả đêm rồi.”
Ừm, câu hỏi về mấu chốt vấn đề. Phải chăng cuộc đời cả hai đang xuôi
theo chiều tích cực. Phải chăng cuộc đời cũng đơn giản như dạo chơi trong
công viên. Nữ mục sư im lặng một chút, rồi quyết định nói chuyện nghiêm
túc. Cô thật rất thích ăn gan ngỗng ở Khách sạn Hilton cùng người tình.
Thích hơn nhiều so với việc phải đứng trên bục giảng nói nhăng cuội với
đám cừu ngoan bên dưới mỗi tuần. Nhưng Per nói đúng, mỗi ngày trôi qua
như mọi ngày, họ đâu thể ở trong khách sạn mắc tiền hoài đến khi cạn nhẵn
túi. Mà trả tiền cho loại phòng này thì tiền cạn còn nhanh hơn nữa phải
không?
“Tính kỹ ra nếu ngày nào cũng ăn gan ngỗng uống sâm panh, tụi mình sẽ
tiêu hết tiền trong khoảng ba năm rưỡi,” gã tiếp tân nói, có chừa thêm sai số
trong tính toán.
“Rồi sau đó sao nữa?” nữ mục sư hỏi.
“Nãy giờ anh đang bàn về chuyện đó đó.” Nữ mục sư liên tưởng trò tán
tỉnh của Per Persson với một trong những bài thơ nổi tiếng nhất Thụy Điển,
bài thơ bắt đầu là “Một ngày đầy đủ chưa hẳn đã vui; một ngày xấu đui có
khi lại tốt.” Điều khiến cô suy nghĩ không phải là về bài thơ nói riêng, mà
vì nhà thơ đã tự tử sau đó mấy năm. Không thể coi đó là ý nghĩa cuộc sống
được. Johanna thực sự cảm thấy hạnh phúc từ khi gặp gã tiếp tân (bên cạnh
mối quan hệ trai gái khi họ vui vẻ trên giường, trong xe tải, sau cây đàn
dương cầm, hay bất kỳ đâu đó thuận tiện), đó là lúc họ cho đi rất nhiều tiền.
Bữa lộn xộn trong cửa tiệm của Hội Chữ Thập Đỏ ở Vaxjo chưa phải là vui
nhất, nhưng cảnh bà nhân viên Hội Cứu Tế bước giật lùi về phía sau khỏi
tiệm rượu Sydtembolaget ở Hassleholm thì thiệt buồn cười ghê gớm mỗi
khi nhớ lại. Rồi lần xe tải đậu phía ngoài trụ sở chính Quỹ Cứu Trợ Trẻ
Em. Rồi đợt Anders Sát Thủ quát anh lính canh không chịu nhận gói hàng