thoảng hỏi Liêu Duy Tín vài câu, câu nào cũng hàm ý sâu xa. Bố cậu thì
vẫn ít nói như thường, hơi tí lại nâng cốc uống rượu.
Ăn xong, ông với Liêu Duy Tín ngồi xuống sô pha cùng xem ảnh hồi
nhỏ của Bạch Ký Minh.
Bây giờ Bạch Ký Minh gầy là thế, mà hồi nhỏ mũm mĩm, trắng trẻo
hồng hào. Mắt to đen nhánh như hạt nhãn, bức ảnh nào cũng hơi bĩu môi,
như thể đang dồi hờn ai.
Bố cậu vừa lật ảnh, vừa kể cho Liêu Duy Tín nghe, năm đó ông và vợ
đều là công nhân xây dựng, làm công trình ở Đường Sơn, không có thời
gian chăm sóc
cho Bạch Ký Minh. Từ bé Bạch Ký Minh đã có biểu hiện khép kín vô
cùng nghiêm trọng, không hòa đồng, ghét tất cả những bạn nhỏ khác, càng
không thích người khác chạm vào đồ của mình, khả năng tấn công cũng
mạnh. Có lần ở nhà trẻ, có
một đứa bé biệt hiệu là Đại ca cướp đồ chơi của Bạch Ký
Minh. Đứa bé đó rất nghịch ngợm, lũ trẻ đều sợ nó. Bạch Ký Minh
không nói gì, đợi đứa bé cầm đồ chơi bỏ đi, liền lao vào cắn tai nó. Các cô
giáo sợ muốn chết, mãi mới lôi Bạch Ký Minh ra được, đứa bé đó mặt đầy
máu, tai suýt nữa thì bị cắn đứt. Bố mẹ nó cũng là đồng nghiệp của bố mẹ
Bạch Ký Minh, đến giờ vẫn thường lấy việc này ra làm chuyện cười.
Sau khi đi học, Bạch Ký Minh cởi mở hơn nhiều, nhưng bố mẹ vẫn
không có thời gian chăm sóc cậu. Cậu cũng không để bố mẹ phải bận tâm,
không đánh nhau, không cãi lộn, không gây rắc rối, đến tuổi dậy thì cũng
chẳng tỏ ra cứng đầu khó bảo hay yêu đương. Thành tích học tập không
phải tốt nhất, nhưng luôn đứng giữa lớp, biến động rất ít.