mì chính, nước dùng ninh nhiều xương thì nước lại không thanh.
Nhà này thích thịt thái mỏng đến nỗi nói ngoa một tẹo, quạt mạnh
quá thì miếng thịt cũng bay lên được ý. Có nhà lại thích miếng thịt
thái to bản, hơi dày một chút để khỏi bị vụn. Nói chung cũng như
chuyện nấu nướng đồ ăn Việt, tôi chưa thấy căn bếp Việt ở châu
Âu nào được cả trăm người khen là chuẩn, là hoàn hảo.
Nhưng thảo mai nhất hình như vẫn là những cô nàng ăn phở.
Chả ai nhìn bát phở mới bưng ra nghi ngút khói mà không ngớt lời
xuýt xoa nhưng cũng chả ít người chê ngay được khi vừa chén sạch
banh bát phở lớn. Không phải lời khen ban nãy là giả đâu nhé! Cũng
chả phải người ăn bạc bẽo mà phủ nhận bát phở ấm lòng. Chuyện là
phở khi mới bưng ra quá hấp dẫn, quá quyến rũ bởi hương gia vị
hành mùi thơm lừng, vị ngọt nồng nàn của nước dùng và cả sắc
trắng nõn nà của bánh phở. Nhưng rồi có ăn mới có nhận xét, mới
do từng người đánh giá, so sánh, có khi khắt khe, có khi bao dung.
Nhưng hình như rõ ràng, với phở, người ta thảo mai hơn một chút,
hờn ghen hơn một chút.
Có một điều thú vị nho nhỏ là trong thực đơn nhà hàng Việt ở
nước ngoài, phở thường trong top những món đắt nhất. Mà có gì
đâu, bánh phở không đắt, thịt thì chút xíu à. Nhưng phở có lý do
đắt giá của nó. Một là phở cần nhiều rau gia vị, món quý ở trời
Tây. Nhiều loại rau như mùi tía, thơm Láng, hành lá nhỏ đâu phải
dễ kiếm trong siêu thị Tây. Các loại rau này nhiều khi cầu kỳ, các
nàng đảm phải mua giống từ Việt Nam qua, trồng trong nhà, hoặc
tìm đến các tiệm Á hay vào tận nhà người trồng rau đồng hương
mà mua. Sau là, phở là món rất đỏng đảnh - mỗi thứ cần có một
tẹo, nhưng thiếu thứ gì là ấm ức thứ đó. Một miếng gừng nho nhỏ,
một củ hành (hành khô càng ngon), một nửa quả thảo quả, vài cánh
hoa hồi rồi một mẩu quế. Mấy người bạn người nước ngoài nhìn
chúng tôi nấu phở cứ ngỡ chúng tôi làm trò phù thủy - cứ tí một, tí