một những thứ nhỏ xíu, kỳ lạ. Mỗi lần nấu phở, nấu thì không lâu
nhưng khâu đi gom đủ gia vị, mua đủ rau thơm mới phức tạp nhất.
Mà lạ nhất là dường như, với phở và vài cô bạn gái, chả biết thế
nào là đủ. Lần cô này nhắc tôi thiếu rau thơm Láng, lần khác cô
khác lại gợi ý cho sá sùng vào nước dùng. Phở hay người nấu phở
cũng có tí ganh đua, bì tị trong khi vẫn khăng khăng rằng mình mới
là chuẩn. Mỗi lần nấu phở sau, mấy cô con gái Việt xa nhà lại âm
thầm cho thử mấy món gia vị mà bạn bè góp ý dù lần trước, các cô
vẫn cãi phăng rằng thứ gia vị đó không cần thiết. Các cô nàng âm
thầm ủ mưu cho món phở của mình ngày một hoàn hảo và lần sau
đừng hòng ai chê được món phở của cô.
Tôi hay đùa mấy cô bạn bên này là tôi sẽ không bao giờ bình luận
phở mà chỉ ăn thôi. Phở rõ ràng là một thứ dễ gây chiến tranh giữa
những cô nàng vì những tương đồng và khác biệt. Phụ nữ hình như
cũng thế - rõ là khác nhau - từ hình thức, phong cách sống đến
quan điểm thẩm mỹ. Nhưng kỳ lạ là - rất khác với đàn ông - phụ nữ
thích tuyên ngôn, so sánh và tranh cãi để được công nhận là chuẩn.
Sau một hồi tranh cãi, họ vẫn chả thay đổi dù biết người kia hay
hơn và mình vẫn còn thiếu sót.
Nhưng thôi, may mà họ không đổi đấy! Bởi lẽ dù phở New York
giá 6 đô, phở Paris giá 9 euro trong khi phở Hà Nội có 30 ngàn, tôi
vẫn muốn thử hết và nếm hết những khác biệt. Mỗi thêm thắt
của phở là một sáng tạo đáng yêu, một cách cá nhân hóa, cá tính hóa
rất nữ tính của phụ nữ Việt xa nhà.
Phở mà, ăn đi không trương, đừng tranh cãi!
Những chuyến bay chiều mồng Một