tủ chạn đến tấm thảm chùi chân ngay trước cửa. Mỗi món đều được ghi lại
trong cuốn Sổ Kiểm kê thiết bị tài sản. Đến cả mấy con cừu, con dê cũng
vậy. Không được vứt đi, phá bỏ thứ gì mà không có sự phê duyệt từ
Fremantle, hoặc nếu là món giá trị thì phải từ Melbourne. Người gác đèn
nào chỉ còn mỗi một hộp măng-sông hay một gallon
[1]
dầu mà không thể
giải thích rõ ràng thì chỉ có cầu Chúa cứu. Bất kể ở nơi xa xôi nào, như
những con bướm đêm trong lọ thủy tinh, người gác đèn luôn bị coi chừng,
dò xét, không thể chạy trốn được. Đâu phải ai cũng được tin tưởng để gác
đèn.
[1] Đơn vị đo thể tích, tương đương 4.54609 lít
Sổ nhật ký ghi lại câu chuyện cuộc đời của người gác đèn, theo dòng chữ
viết đều đặn. Thời điểm chính xác khi ngọn đèn được châm lên, giây phút
lúc nó được dập tắt mỗi buổi sáng sau đó. Rồi cả thời tiết, những con tàu
qua lại, trong đó có những tàu đánh tín hiệu, cũng có tàu chỉ nhích từng
chút trên mặt biển giông tố, tập trung đối phó với sóng gió đến độ không
thể đánh Morse hay Mã tín hiệu quốc tế để khai báo xuất phát và điểm đến.
Thỉnh thoảng, người gác đèn lại tự trêu mình một chút, trang đầu mỗi tháng
lại vẽ vời hình cuộn giấy hay vòng xoắn trang trí. Anh ta có thể tinh quái
mà ghi thêm rằng Thanh tra Hải đăng đã xác nhận kỳ nghỉ phép của mình,
vì đã giấy trắng mực đen thì không thể đổi được. Nhưng cũng chỉ được tự
tung tự tác đến vậy. Tất cả những gì ghi trong sổ nhật ký là sự thật, nghiêm
trang như Thánh Kinh. Janus không phải là một trạm tín hiệu Lloyds
[2]
: tàu
thuyền qua lại không dựa vào Janus để biết dự báo thời tiết, vậy nên mỗi
khi Tom đóng sổ lại, rất hiếm khi có người sẽ đọc lại, có thể không bao giờ
cả. Sức gió vẫn được đo theo kiểu từ thời thuyền buồm: “Lặng (cấp 0-2, đủ
mạnh để tàu đi)” đến “bão (cấp 12 – không buồm nào chịu được, ngay cả
khi đang chạy.)” Tom yêu thích thứ ngôn ngữ đó. Anh nghĩ về khoảng thời
gian hỗn độn, những năm tháng phải thêu dệt sự thật, không thể biết
chuyện gì đang diễn ra, chứ chưa nói đến việc ghi lại. Khi đó quanh anh chỉ