ÁNH ĐÈN GIỮA HAI ĐẠI DƯƠNG - Trang 22

Rồi anh tỉnh dậy, nhận ra mình đang ở một nơi chỉ có gió, sóng và ngọn

đèn biển cùng với thứ máy móc phức tạp để giữ lửa cháy và đèn quay đều.
Lúc nào cũng quay, trông chừng mọi hiểm nguy.

Nếu anh có thể đi đủ xa – để mà tránh được cả con người và ký ức, biết

đâu, thời gian rồi cũng sẽ chữa lành.

***

Đảo Janus Rock nằm trên bờ biển phía Tây, cách Sydney đến hàng ngàn

dặm, cũng là điểm xa ngôi nhà thơ ấu của Tom nhất dù cùng nằm trên lục
địa Úc châu. Nhưng ngọn hải đăng Janus cũng là dấu vết cuối cùng của đất
Úc mà Tom nhìn thấy được từ trên tàu chở quân nhân đi Ai Cập năm 1915.
Mùi khuynh diệp từ Albany vương vấn trên sóng nước tới vài dặm, và khi
mùi hương nhạt nhòa đi, tự dưng Tom thấy nhói lòng, như vừa mất đi điều
gì đó mà anh còn không biết mình sẽ nhớ thương. Rồi, mấy giờ sau, ngọn
hải đăng với ánh đèn lóe sáng năm giây một hiện ra, rõ mồn một, sừng
sững, từ chính điểm xa ngôi nhà của anh nhất. Ký ức ấy theo anh trong suốt
những năm tháng địa ngục sau đó, như một nụ hôn từ biệt. Vậy nên tháng
Sáu năm 1920, khi hải đăng Janus đáng tin tuyển người, anh thấy như thể
ngọn đèn đang gọi anh đến.

Janus đứng chênh vênh trên rìa lục địa Úc châu, là trạm hải đăng chẳng

mấy người muốn nhận gác. Mặc dù bậc lương trạm Janus nhỉnh hơn chút
do được xếp loại gian khó mức I, những tay gác đèn lâu năm đều nói rằng
chẳng đáng gì, bèo bọt cả thôi. Người tiền nhiệm của Tom là Trimble
Docherty. Ông này có lần báo cáo rằng chính bà vợ mình đã dùng một
chuỗi cờ màu trong Mã tín hiệu liên lạc quốc tế để báo hiệu cho tàu bè qua
lại, gây ra không ít ồn ào. Nhà chức trách không hài lòng với báo cáo của
Docherty vì hai lý do: Thứ nhất, Phó giám đốc Cục Hải đăng từ mấy năm
trước đã cấm việc dùng cờ làm tín hiệu trên đảo Janus, bởi tàu bè có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.