vài hộ có điện thoại. Partageuse cũng từng gởi quân tham chiến ở Transvaal
năm 1899, số thương vong đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng nhìn chung,
cuộc sống ở xứ Mũi đều đều như một màn diễn phụ, chưa bao giờ xảy ra
chuyện gì quá hay ho hay quá tệ hại.
Những thị trấn phía Tây khác thì đương nhiên không giống vậy. Chẳng
hạn như Kalgoorlie, nằm sâu trong đất liền hàng trăm dặm, nơi có những
con sông vàng chảy ngầm dưới đất, ngay dưới bề mặt sa mạc khô cằn. Khi
mới đến Kalgoorlie người ta mang theo xe cút kít và đồ đãi vàng, khi đi ra
thì lái xe ô tô mua bằng cục vàng to như con mèo, chạy bon bon trong thị
trấn chỉ mới có vài con đường, lại được đặt những cái tên đầy mai mỉa
Croesus
[1]
. Cả thế giới muốn thứ mà Kalgoorlie có được. Sản vật của
Partageuse, những gỗ súc, gỗ đàn hương chỉ là bọt bể: chẳng bì lại được với
Kalgoorlie đang gặp thời phất lên vùn vụt.
[1] Trong sử cũ Hy Lạp, Croesus là vua nước Lydia từ năm 560 trước
Công nguyên cho tới khi bị quân Ba Tư đánh bại. Croesus nổi tiếng giàu có
nhờ chinh phạt những vùng đất láng giềng (ND)
Năm 1914 thời cuộc đổi thay. Partageuse cũng có thứ mà cả thế giới
mong muốn. Đàn ông. Thanh niên. Trai tráng. Những con người cả đời
chuyên cầm rìu, kéo cày dạn dày gió sương giờ trở thành miếng mồi ngon
lành nhất trên bàn toan tính chiến sự ở một phương trời xa xôi.
Năm 1914 chỉ có những lá cờ tung bay và mùi da thuộc còn mới trên
quân phục. Mãi đến một năm sau mới bắt đầu khác đi. Người ta nhận ra
Partageuse không còn là màn phụ đều đều nữa. Thay vì mừng rỡ đón người
chồng và đứa con trai rắn rỏi trở về, đàn bà xứ Mũi chỉ còn nhận điện tín.
Những mẩu giấy rơi xuống từ bàn tay run rẩy, bị cuốn phăng đi trong gió
phần phật, báo tin rằng đứa con trai mà họ từng cho bú mớm, tắm rửa, la