về phụ nữ. Những lời và những cuộc bàn tán "nhất định" ấy, rủi thay lại là
không thể trừ bỏ được trong các trường học. Những gã thiếu niên tâm hồn
và trái tim trong trắng, hầu như con nít, thường rất thích nói riêng với nhau
trong lớp và thậm chí nói công nhiên về những việc, nhưng cảnh và hình
ảnh mà ngay cả lính tráng không phải bao giờ cũng dám nói, hơn thế nữa
nhiều điều lính tráng không biết và không hiểu, nhưng lại quen thuộc với
bọn trẻ con rất non dại của xã hội tri thức thượng lưu chúng ta. Đây có lẽ
chưa phải là sự đồi bại về đạo đức, cũng chưa phải là sự trâng tráo thực sự,
dâm dật, tự bên trong, nhưng là sự trâng tráo bề ngoài, nó thường được
chúng coi là cái gì tinh tế, ý vị hiên ngang và đáng bắt chước. Thấy "Aliosa
Karamazov" vội dùng ngón tay nút hai tai lại khi nghe nói đến "cái ấy", đôi
khi chúng cố ý xúm lại quanh anh, giằng tay anh khỏi tai, thét vào cả hai tai
anh nhưng lời tục tĩu, còn anh vằng ra, thụp xuồng sàn, nằm xuống, bưng
kín mặt, mà vẫn không nói với chúng một lời nào, không mắng lại, lẳng
lặng chịu đựng. Rồi cuối cùng chúng để anh yên, không chế anh là "con
nhái ranh" nữa, không những thế còn tỏ ra tiếc cho anh về khoản này. Nên
nói thêm là trong lớp, anh bao giờ cũng thuộc loại trò giỏi, nhưng không
bao giờ đứng nhất lớp.
Khi Efim Petrovich qua đời, Aliosa còn học hai năm nữa, ở trường tỉnh. Bà
vợ Efim Petrovich đau buồn khôn nguôi, hầu như ngay sau khi chồng mất
liền đưa cả nhà toàn là phụ nữ sang Ý một thời gian dài, còn Aliosa đến ở
với hai người đàn bà trước kia anh chưa từng gặp mặt, là những người họ
xa của Efim Petrovich, nhưng anh ở đấy theo điều kiện thoả thuận như thế
nào thì chính anh cũng không biết. Một đặc điểm tiêu biểu, thậm chí rất
tiêu biểu của anh là không bao giờ bận tâm đến chuyện mình sống bằng
tiền của ai. Về điểm này anh trái ngược hẳn với anh Ivan của mình, người
đã qua cảnh nghèo khổ trong hai năm đầu ở đại học, phải tự làm nuôi thân,
từ tấm bé đã cay đắng cảm thấy mình sống bằng miếng bánh ăn nhờ, miếng