bòn rút tiền. Y trở lại thị trấn chúng tôi chỉ mới ba năm trước khi Alecxei
về. Những người quen trước kia thấy y già đi nhiều, tuy tuổi chưa lấy gì
làm cao lắm. Y cư xử không cao nhã hơn, mà có phần trâng tráo hơn.
Chẳng hạn anh hề trước kia bỗng có nhu cầu lão xược muốn biến người
khác thành hề. Y thích chơi bời đĩ điếm thậm chí còn bỉ ổi hơn trước.
Chẳng bao lâu sau y trở thành người sáng lập ra nhiều quán rượu mới trong
vùng.
Người ta cho rằng có lẽ y có đến một trăm ngàn tiền vốn hay chỉ kém chút
ít. Nhiều người trong thành phố và trong hạt vay nợ y, tất nhiên là phải có
vật cầm cố hoàn toàn chắc chắn. Gần đây y có hơi phị ra, có phần mất ung
dung, mất tự chú, thậm chí trở nên hơi xốc nổi, bắt tay vào việc này rồi lại
xọ sang việc khác, đầu óc phân tán và ngày càng say sưa bét nhè, và nếu
như không có Grigori, vẫn người gia nhân ấy bây giờ cũng đã già đi nhiều,
trông nom y, đôi khi gần như một người hướng dẫn thì có lẽ Fedor
Pavlovich sẽ không sống nổi nếu không có sự chăm sóc đặc biệt. Alecxei
về nhà dường như có ảnh hưởng đến y về mặt đạo lý ở con người già trước
tuổi này, có cái gì từ lâu đã lụi tắt trong tâm hồn dường như bỗng thức tỉnh:
"Con có biết không - Y thường chăm chú nhìn Aliosa và nói - con giống bà
ấy, cái bà ngộ dại ấy mà". Y gọi người vợ quá cố, mẹ Alecxei như vậy.
Cuối cùng gia nhân Grigori chỉ cho Alecxei mộ "người ngộ dại". Lão đưa
anh ra nghĩa trang thành phố, và ở một góc xa tít, lão chỉ cho anh tấm bia
mộ bằng gang rẻ tiền, nhưng chỉnh chu, có ghi cả tên tuổi, tước hiệu, năm
mất của người quá cố, bên dưới thậm chỉ có đề bài thơ bốn câu đại loại như
thứ thơ cổ thường thấy lên mộ người trung lưu. Điều đáng ngạc nhiên là