Mikhailovna Nechaeva. Nếu ông ngoại Nechaev là dân buôn thì bà ngoại
Varvara Mikhailovna xuất thân từ tầng lớp tri thức bình dân. Cha bà, cụ
Mikhail, là người sửa bản in trong nhà in của giáo hội Moskva từ thời
Novikov, nổi tiếng là người sáng dạ, đọc nhiêu hiểu rộng. Nhờ trình độ văn
hóa và tinh thần ham đọc sách của cụ cố ảnh hưởng mà nhà Nechaev, vốn
thuộc giới con buôn, mới nuôi dưỡng được phần nào tình yêu với sách vở thi
ca, để rồi nuôi lớn tình yêu văn chương trong Dostoevsky sau này.
Mẹ Dostoevsky chính là con gái út cụ Nechaev, bà Maria Fyodorovna
Nechaeva. Cô Masha (tên thân mật của Maria) này tính tình vui vẻ nhí
nhảnh, ham đọc tiểu thuyết, mê Pushkin, có năng khiếu âm nhạc, có thể đệm
ghita và hát tình ca. Tình yêu thi ca nghệ thuật này của Masha hẳn được thừa
hưởng từ ông ngoại cô. Sau này Dostoevsky luôn nhắc đến mẹ bằng một
tình yêu tha thiết, và hẳn ông đã nhớ đến vẻ mặt buồn buồn của mẹ khi xây
dựng các nhân vật nữ dịu dàng nhẫn nhục trong các sáng tác về sau. Năm
1819, Maria Fyodorovna Nechaeva được gả cho anh thầy thuốc Mikhail
Andreevich Dostoevsky. Họ gặp nhau theo cái kiểu thịnh hành thời ấy đúng
với giai tầng của họ. Mikhail Andreevich phải ký với gia đình Nechaev một
kiểu “giao kèo hứa hôn”, rồi mới được xem mặt Maria Fyodorovna trong
một buổi đi lễ nhà thờ. Họ kết hôn, về sau sinh được cả thảy sáu người con.
Con cả là Mikhail, con thứ là Fyodor, chính là văn hào Dostoevsky sau này.
Đến năm 1823 thì gia đình Dostoevsky chuyển đến sống trong bệnh
viện cho người nghèo Marina ở vùng ngoại vi Moskva, một khu ngoại ô xập
xệ chán ngắt, đầy những con người cơ cực nghèo khổ bị xã hội thời đó
ruồng bỏ: những kẻ lang thang, những người tự tử, bọn tội phạm và những
nạn nhân vô thừa nhận của chúng. Toàn bộ khu vực quái gở này được gọi là
“căn nhà khốn khổ”, còn những người cai quản nó thì đặt cho nó cái tên lóng
là “thổ thần”. Trong một phạm vi không lớn lắm, có cô nhi viện, trại tâm
thần, nghĩa trang cho bọn tội phạm và bệnh viện cho người nghèo, chính là
bệnh viện Marina nơi Mikhail Andreevich tùng sự. Khi ấy Dostoevsky hai
tuổi, và cả tuổi thơ ông là ở cái chốn tù ngột này, nơi cuộc sống bày ra trước