VII
TỔNG QUAN SỰ KIỆN
G
iám định của các nhà y học muốn chứng minh với chúng ta rằng bị cáo
đầu óc không bình thường và mắc bệnh cuồng. Tôi khẳng định rằng anh ta
đầu óc bình thường, nhưng như thế càng tệ hại hơn: không bình thường thì
có lẽ còn thông minh hơn nhiều. Còn về việc anh ta mắc bệnh cuồng thì tôi
đồng ý, nhưng chính chỉ ở một điểm – điểm mà giám định đã chỉ ra, tức là
quan điểm của bị cáo về ba ngàn đồng ấy mà coi như cha còn thiếu anh ta.
Tuy nhiên, có lẽ có thể tìm ra quan điểm gần hơn nhiều để giải thích sự
cuồng nộ của bị cáo về số tiền ấy hơn là khuynh hướng mất trí. về phần tôi,
tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông bác sĩ trẻ thấy rằng bị cáo đang và
đã có khả năng trí tuệ đầy đủ và bình thường, chỉ cáu kỉnh và oán hận.
Duyên do không phải là ba ngàn đồng, đối tượng gây oán giận thường xuyên
và điên cuồng của bị cáo, không phải là ở số tiền, mà là một nguyên nhân
đặc biệt khiến anh ta tức giận. Ấy là sự ghen tuông!”
Đến đây Ippolit Kirillovich trình bày tràng giang đại hải toàn bộ sự say
mê tai hại của bị cáo đối với Grushenka. Bắt đầu từ lúc bị cáo đến tìm “cô
nàng trẻ tuổi” để “đánh cô ta”, nói theo lời của chính anh ta, Ippolit
Kirillovich giải thích, “nhưng đáng lẽ đánh cô ta, anh ta lại ở dưới chân cô
ta” – mối tình ấy bắt đậu từ đó. Đồng thời ông già cha bị cáo cũng ngấp
nghé cô nàng – sự trùng hợp kỳ dị và tai hại, vì cả hai trái tim cùng bốc lửa,
cùng một lúc, tuy trước đó cả hai cũng biết và đã gặp nhân vật này: cả hai
trái tim cùng bừng lên ngọn lửa say mê mãnh liệt, đúng chất nhà
Karamazov. Ở đây chúng ta có sự thừa nhận của chính cô ta: “Tôi chế nhạo
cả hai cha con.” Phải, cô nàng muốn chế nhạo cả cha và con: trước kia cô ta
không định thế, vậy mà đột nhiên dự định ấy len vào óc cô ta, rốt cuộc cả