ANH EM NHÀ KARAMAZOV - Trang 1108

như thế cũng dễ hiểu: đa phần các tiểu thuyết của Dostoevsky đều viết về đề
tài gia đình. Đối với Dostoevsky, vấn đề quan hệ gia đình là vấn đề hết sức
quan trọng. Năm 1854, ông viết cho em trai là Andrey: “Ngay cả trước đây
cũng thế, bao giờ tôi cũng cho rằng trên đời không có gì cao cả hơn hạnh
phúc gia đình.” Trước khi bắt tay vào Anh em nhà Karamazov, trong thư viết
cho nữ văn sĩ K. D. Antchevskaya, ông nói rằng nhiệm vụ chủ yếu của ông
là nhận thức “thế hệ trẻ” và “gia đình Nga thời nay mà tôi linh cảm thấy
rằng mới hai mươi năm trước đây, nó hoàn toàn không như thế”.

Cơ sở cốt truyện của Anh em nhà Karamazov là một chuyện có thật mà

tác giả nghe được trong thời gian đi tù khổ sai. Cùng bị giam ở nhà tù Omsk
với Dostoevsky có một trung úy hồi hưu tên là Ilyinsky, anh ta bị kết án hai
mươi năm tù khổ sai về tội giết cha. Kẻ sát nhân thực sự là em trai anh ta, gã
muốn một mình thừa kế gia tài của bố. Anh ta thụ hình phạt được mười hai
năm thì người em hối hận, ra tự thú và tự nguyện xin đi đày. Ông đã kể
chuyện này trong Bút ký từ nhà chết. Trong phác thảo viết năm 1874 cho
cuốn tiểu thuyết, nhân vật thậm chí được đặt tên là Ilyinsky.

Ông còn được nghe một chuyện tương tự ở Tobolsk. Có hai anh em

trai, người anh có vợ chưa cưới xinh đẹp mà người em thầm say mê. Người
anh là trung úy, ăn chơi hoang đàng và thường xuyên xích mích với bố. Thế
rồi ông bố mất tích mấy ngày. Cuối cùng người ta nhìn thấy xác ông bố
trong hầm nhà. Người em không ở với bố nên không bị nghi. Người anh bị
buộc tội, bị kết án khổ sai. Lúc mang xiềng đi tù, anh hỏi vợ chưa cưới: “Em
có tin không?” Thật ra người em mới là kẻ sát nhân, song đã ngụy tạo chứng
cớ một cách khôn khéo. Về sau vợ chưa cưới của người anh thành vợ của
người em. Mười hai năm sau, người em đến thăm anh ở nơi đày khổ sai, hai
bên nhìn nhau không nói mà cũng hiểu. Bảy năm nữa trôi qua. Người em
thăng quan tiến chức, nhưng bỗng mắc chứng u uất, bị giày vò. Cuối cùng
anh ta thú nhận với vợ là mình giết bố. “Anh nói với tôi điều ấy để làm gì?”
– nàng hỏi. Người em đến gặp người anh tù khổ sai, ăn năn tội lỗi. Người tù
nói: “Tôi quen rồi.” Hai anh em nhất trí với nhau: “Như thế là chú cũng đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.