ANH EM NHÀ KARAMAZOV - Trang 17

chốn’.” Nhận xét này thật sự xác đáng, và không phải ai cũng thích điều đó
ở Dostoevsky. Nhưng có thể xem đó là hạn chế của ông không?

Như đã biết, qua thế kỷ 20, nhiều nhà phê bình đã đồng ý rằng cùng với

Kierkegaard, Dostoevsky chính là nhà tiên khu của chủ nghĩa hiện sinh, một
trong những hệ tư tưởng nắm vị trí chủ lưu trong triết học và văn học thế kỷ
20. Mở đầu bằng Bút ký dưới hầm, qua một loạt vò xé nội tâm khi đứng
trước tự do lựa chọn tuyệt đối như của Raskolnikov trong Tội ác và trừng
phạt
hay Kirilov trong Lũ người quỷ ám, qua niềm tin “cái đẹp cứu rỗi thế
giới” của hoàng thân Myshkin trong Chàng ngốc, Dostoevsky đã đưa chủ
nghĩa hiện sinh vô thần của mình lên đến tận cùng trong Anh em nhà
Karamazov
, cụ thể là qua những đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật
Ivan Karamazov. Ở đây ta nhìn thấy được một mâu thuẫn nội tại của
Dostoevsky, một mâu thuẫn giữa điều ông nghĩ và cái ông có thể viết ra
bằng ngòi bút thiên tài của mình. Là người theo chủ nghĩa bảo thủ muốn
quay về với những giá trị Nga, ông lại mở màn và báo trước sự trỗi dậy của
một luồng tư tưởng tiến bộ ảnh hưởng xuyên suốt sân khấu tư tưởng thế giới
trong thế kỷ 20. Căm ghét chủ nghĩa hư vô, ông lại là một trong những ông
tổ của chủ nghĩa hiện sinh vô thần, thoạt nhìn có vẻ tương tự tư tưởng hư vô,
mà người ta hoàn toàn có thể đánh đồng chúng với nhau bằng những nhận
định hời hợt. Có một trái tim nồng nhiệt, ông lại viết ra những viễn tượng có
thể khiến kẻ bàng quan thấy lạnh người, tưởng như mọi nền tảng giá trị đều
đã thành đất đá sụp lở dưới chân. Một người dường như muốn lật đổ Nhà
thờ và ám sát Chúa Kitô lại được Nikolai Berdyaev đánh giá là nhà văn đậm
chất Cơ Đốc nhất mà mình biết. Trong chính Anh em nhà Karamazov, ta có
thể thấy rõ mâu thuẫn này qua một số hạn chế của ông trong việc xây dựng
hình tượng nhân vật theo đúng chủ đích nghệ thuật, như trường hợp của
trưởng lão Zosima và Ivan Karamazov. Trái tim của một vị thánh và tài năng
của quỷ, dường như đó chính là Dostoevsky. Như Nabokov đã chỉ ra khi nói
Dostoevsky “thiếu gu”, ông không có thói quen lẫn thế mạnh để viết ra thứ
văn khiến người ta cảm nhận là đẹp đẽ tinh tế. Với thiên hướng cực đoan,
khí chất đặc dị cộng thêm những bi kịch cuộc đời của tác giả, nội dung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.