Lan và Anh chỉ có thể xuất hiện khi một trong hai nước chịu khuất phục, vì
cả hai đều nhắm đến cùng một mục tiêu. Giữa Pháp và Hà Lan thì lại khác,
sự sụp đổ của Hà Lan không hẳn do diện tích hay dân số nhỏ bé của nước
này mà do chính sách sai lầm của hai chính phủ. Chúng ta sẽ không quan
tâm đến việc nước nào đáng trách hơn.
Pháp nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc nắm giữ lực lượng biển, chính
phủ lại được điều hành bởi các chính sách rõ ràng của hai nhà cầm quyền vĩ
đại là Henry IV và Richelieu. Thực chất của chính sách này là một số dự án
cụ thể về việc mở mang lãnh thổ sang phía đông, kết hợp với việc đối phó sự
chống lại liên tục của triều đình Áo, lúc đó Pháp đang cai trị cả Áo và Tây
Ban Nha, và chống lại chủ nghĩa bá quyền Anh trên mặt biển. Muốn chống
lại được Anh, và vì những lí do khác nữa, Pháp phải ve vãn để biến Hà Lan
thành đồng minh của mình. Phải thúc đẩy thương mại và nghề cá, cùng với
xây dựng lực lượng hải quân. Richelieu để lại di chúc chính trị, trong đó ông
chỉ rõ những cơ hội để Pháp, dựa vào vị trí và nguồn lực của mình, xây dựng
sức mạnh trên biển. Những người cầm bút ở Pháp xem ông là người sáng
lập lực lượng hải quân không chỉ vì ông đã cho trang bị chiến thuyền mà còn
bởi ông đã nhìn xa trông rộng, và đã thực hiện những biện pháp nhằm bảo
đảm cho những định chế vững chắc cũng như sự phát triển liên tục của lực
lượng này. Sau khi ông qua đời, Mazarin kế thừa quan điểm và chính sách
của ông, nhưng không kế thừa được tinh thần thượng võ và chí khí của ông:
lực lượng hải quân vừa mới hình thành đã bị xoá sổ ngay trong thời gian ông
ta còn cầm quyền. Năm 1661, khi Louis XIV nắm được chính phủ, Pháp chỉ
còn ba mươi chiến chuyền, trong đó chỉ có ba chiếc được trang bị tổng cộng
sáu mươi khẩu đại bác. Sau đó, khi Pháp bắt đầu một sự nghiệp đáng kinh
ngạc, phải có một chính phủ chuyên chế, được lãnh đạo một cách có hệ
thống và khéo léo thì mới có thể thực hiện được. Cơ quan quản lí nền
thương mại, sản xuất, vận tải biển và thuộc địa được giao cho Colbert, một
thiên tài trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn, ông cũng là người đã từng làm
việc với Richelieu và rất say mê ý tưởng cũng như chính sách của ông này.
Ông ta theo đuổi mục tiêu của mình với tinh thần Pháp chính hiệu. Mọi việc
đều được tổ chức và xuất phát từ văn phòng của vị bộ trưởng này. “Phải tổ