ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 107

của nước Pháp, tiêu diệt nước đồng minh tự nhiên và trực tiếp trợ giúp cho
sự phát triển của lực lượng sẽ giữ quyền bá chủ trên biển, như Louis XIV đã
từng giúp đỡ họ một cách gián tiếp và không hề có chủ đích, chính sách
ngắn hạn này đã chấm dứt cùng với cái chết của vị phụ chính đại thần vào
năm 1726, nhưng từ đó cho đến mãi tận năm 1760, chính phủ Pháp vẫn có
thái độ coi thường quyền lợi trên biển của nước này. Thực ra, có người nói
rằng nhờ những thay đổi về luật trong lĩnh vực tài chính, chủ yếu theo
hướng tự do thương mại (do bộ trưởng Law, người gốc Scotland đưa ra),
việc buôn bán với khu vực Đông Ấn và Tây Ấn phát triển rất ngoạn mục, và
những hòn đảo như Guadeloupe và Martinique trở thành khu vực rất giàu có
và thịnh vượng. Nhưng vì hải quân đã suy tàn nên cả nền thương mại lẫn các
thuộc địa đều sẽ bị phó mặc cho Anh định đoạt – đó là nói trong trường hợp
xảy ra chiến tranh. Năm 1756, khi quan hệ giữa hai nước không còn có thể
xấu hơn được nữa, Pháp chỉ có 45 chiến thuyền lớn, còn Anh có gần 130; và
khi phải trang bị lại cho 45 con tàu này thì không tìm đâu ra vật tư, thiết bị,
thậm chí chằng tìm được khẩu đại bác nào. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất
cả:

“Chính phủ hoạt động không theo hệ thống nào, đó chính là lí do của thái độ bàng quan,

tình trạng lộn xộn và thiếu kỉ cương. Chưa bao giờ việc thăng quan tiến chức của những kẻ bất

tài vô tướng lại diễn ra thường xuyên đến như thế, chưa bao giờ thái độ bất mãn lại diễn ra

khắp nơi đến thế. Tiền và mưu mô thay cho tất cả, có tiền hoặc biết mưu mô thì sẽ có quyền lực

và sức mạnh. Giới quý tộc và những kẻ mới phất, gây được ảnh hưởng ở thủ đô và tự tung tự

tác ở các hải cảng, cho rằng họ chẳng còn phải chịu trách nhiệm gì nữa. Tài sản quốc gia và của

các xưởng đóng tàu bị phung phí vô tội vạ. Danh dự và thái độ khiêm nhường trở thành trò

cười. Nhưng tai hoạ chưa phải là đã hết. Những truyền thống anh hùng của quá khứ chưa bị

mất đi hoàn toàn cũng bị họ tìm cách xoá bỏ. Theo sau những trận chiến đấu ngoan cường của

những triều đại anh hùng là chính sách thận trọng, đó là theo lệnh của triều đình. Muốn giữ

được mấy chiếc tàu chiến, người ta buộc phải nhượng bộ kẻ thù ngày một nhiều hơn. Xuất phát

từ nguyên tắc bất hạnh này, chúng ta buộc phải lui về thế phòng thủ, vừa có lợi cho kẻ thù vừa

trái với tinh thần của dân tộc ta, sự thận trọng trước kẻ thù – theo lệnh từ trên truyền xuống – là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.