tách ra, nhưng người cầm quyền của hai nước vẫn là những người thuộc
cùng một hoàng tộc, vẫn có sự đồng cảm và mục tiêu chung, thể hiện sự gắn
bó giữa hai vương triều trong thế kỉ đó cũng như trong thế kỉ sau. Bên cạnh
những mối liên hệ này, hai nước còn có chung một tôn giáo. Trong suốt một
thế kỉ, trước khi Hoà ước Westphalia được kí kết, việc mở rộng quyền lực
của hoàng gia và khuếch trương tôn giáo mà họ thừa nhận là hai động cơ
mạnh mẽ nhất trong các hoạt động chính trị của vương triều. Đó là thời kì
của những cuộc chiến tranh tôn giáo vĩ đại, dân tộc này đánh dân tộc kia,
công quốc này đánh công quốc kia, và nhiều khi các phe nhóm trong cùng
một dân tộc cũng chém giết lẫn nhau. Đàn áp tôn giáo là nguyên nhân của
cuộc nổi dậy chống lại Tây Ban Nha của các tỉnh theo đạo Tin Lành ở Hà
Lan. Kết quả là sau tám năm chiến tranh, Tây Ban Nha phải công nhận nền
độc lập của những tỉnh này. Sự bất đồng về mặt tôn giáo, có lúc đã dẫn đến
nội chiến, làm cho nước Pháp không yên trong một thời gian dài, đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại của nước này. Đó
cũng là những ngày diễn ra sự kiện St. Bartholomew, những ngày diễn ra sự
kiện giết Henry IV vì lí do tôn giáo, bao vây La Rochelle, những âm mưu
giữa nước Tây Ban Nha theo Giáo hội La Mã và Pháp cũng theo Giáo hội
La Mã. Khi động cơ tôn giáo – tác động trong lĩnh vực không phải của nó,
không thích hợp với nó – mất đi thì quyền lợi và nhu cầu chính trị của quốc
gia mới bắt đầu được đánh giá một cách đúng đắn hơn. Chúng không còn bị
làm ngơ, lòng hận thù tôn giáo cũng không làm cho các chính khách mờ mắt
hoặc bị bất lực như trước đây nữa. Phản ứng này phải được thể hiện trước
hết và rõ ràng nhất ở Pháp, một trong những nước bị nhiều thiệt hại nhất vì
số lượng và tính chất của những người theo đạo Tin Lành của nó. Pháp nằm
giữa Tây Ban Nha và các quốc gia Đức, trong đó Áo là nước đứng đầu mà
không có đối thủ; đoàn kết nội bộ và ngăn chặn quyền lực của hoàng gia Áo
là nhu cầu sống còn về mặt chính trị. Rất may Thượng Đế đã phù hộ cho họ,
đó là sự nối tiếp trong một thời gian gần của hai nhà cầm quyền vĩ đại là
Henry IV và Richelieu – đối với họ, tôn giáo không phải là niềm tin mù
quáng, khi cần thì xem đó là vấn đề chính trị và hành động một cách độc lập
chứ không phải là nô lệ của tôn giáo. Trong thời gian họ cầm quyền, nền